Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Cấn Thị Thêu vứt bỏ tên riêng, tự xưng là “nạn nhân Cộng sản”

 

Cấn Thị Thêu vứt bỏ tên riêng, tự xưng là “nạn nhân Cộng sản”

Ngày 05/5/2021, TAND tỉnh Hòa Bình đã tuyên phạt hai mẹ con Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu mỗi người 8 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Trước đó, ngày 22/03, một bị cáo khác trong vụ việc là Trịnh Bá Phương đã bị chuyển sang bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1 (Thường Tín, Hà Nội) để giám định xem có dấu hiệu tâm thần hay không, sau khi Phương từ chối trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra về vụ việc. Vì gia đình Cấn Thị Thêu từng đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động công kích Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội – bao gồm việc tổ chức các cuộc biểu tình của nông dân khiếu kiện đòi đất và việc đưa tin về vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm hôm 09/01/2020 – giới chống Cộng đã đồng loạt làm truyền thông về phiên xử họ. Điểm thú vị là cả Cấn Thị Thêu, luật sư bào chữa lần những nhóm chống Cộng đưa tin đều nhất trí mô tả các bị cáo là “nạn nhân Cộng sản”, đồng thời tỏ ra đắc ý về danh xưng đó:




Trước khi đánh giá lựa chọn này của Cấn Thị Thêu và giới chống Cộng, cần lưu ý rằng cụm từ “nạn nhân Cộng sản” xuất phát từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm 2017, Trump đã chọn ngày 07/11 làm “Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản” nhân dịp 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga. Gia đình Cấn Thị Thêu là fan của Donald Trump, và bị bắt vào ngày 24/06/2020, khi Trump còn đang tại vị. Có lẽ Cấn Thị Thêu vin vào cụm từ này với niềm tin rằng di sản của Donald Trump sẽ giúp mình và gia đình gây được ảnh hưởng trong dư luận, sau đó được các thế lực nước ngoài vận động để sớm tại ngoại.

Khi tự hào xưng là “nạn nhân Cộng sản”, Cấn Thị Thêu và những người ủng hộ đã thể hiện rằng họ mang một tâm lý vọng ngoại quá đáng. Cụm tử này hàm ý rằng cả Chính phủ Việt Nam lẫn gia đình Cấn Thị Thêu đều nằm dưới quyền phán xét của một thứ “tòa án tối cao” phủ bóng trên toàn cầu, là chính quyền Mỹ. Trong bắt bà Thêu, bản thân bà là một nạn nhân cần Mỹ giải cứu, thay vì là một con người tự do dám tự làm tự chịu; còn Việt Nam là một thuộc quốc cần Mỹ can thiệp, thay vì là một đất nước độc lập. Như vậy, việc tự đổi tên mình thành “nạn nhân Cộng sản” thể hiện một tinh thần trái ngược với tinh thần độc lập, tự do mà giới chống Cộng thường nhân danh.

Việc tự gọi mình là “nạn nhân Cộng sản” có giúp gia đình Cấn Thị Thêu nhận được sự quan tâm của nước Mỹ không? Nếu quan tâm đến họ, nước Mỹ đã không bỏ rơi Trịnh Bá Phương trong suốt nửa cuối năm 2020, sau khi Phương dành nửa năm trời để tận tụy đưa tin về vụ Đồng Tâm cho Đại sứ quán Mỹ. Gia đình Cấn Thị Thêu sẽ bị Mỹ bỏ rơi, sau khi Mỹ đã bỏ rơi Hong Kong và Myanmar. Hy vọng vụ việc này sẽ giúp các nhà chống Cộng bớt ảo tưởng về “thế giới tự do” và lý tưởng nhân quyền toàn cầu, đến mức vứt bỏ tên mình để làm một nạn nhân chờ nước ngoài cứu vớt.

Không có nhận xét nào: