Không thể dán nhãn "nhân quyền" bao biện cho kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam!
Vừa qua Phan Bùi Bảo Thi (Facebook cá nhân Phan Bùi Bảo Thy), Trưởng đại diện báo Giáo dục và Thời đại tại miền Trung (Đà Nẵng), đã bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố, bắt tạm giam đề điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015. Ngay sau khi nhà báo này bị bắt, tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) và Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) lại ra thông cáo báo chí gán cho Phan Bùi Bảo Thy danh nghĩa “nhà báo bảo vệ nhân quyền”, “đấu tranh chống tham nhũng” để biện hộ, bao che, bênh vực, đòi phải “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện nhà báo Phan Bùi Bảo Thy” và “ngưng bỏ tù các nhà báo chỉ vì hoạt động nghề nghiệp của họ”.
Thậm chí, Daniel Bastard, trưởng bộ phận Châu Á - Thái Bình Dương của RSF, cho rằng Phan Bùi Bảo Thy chỉ đang cố gắng thực hiện công việc của mình với tư cách là một nhà báo, lên án việc bắt ông ta vi phạm điều 25 Hiến pháp của Việt Nam.
Hành động của 2 tổ chức nói trên khiến dư luận Việt Nam bày tỏ phẫn nộ. Đa phần các blogger, facebooker lên án 02 tổ chức này lại chưa bao giờ tìm hiểu thấu đáo bản chất và hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của 2 trường hợp này cũng như bất cứ đối tượng chống đối nào khác khi bị bắt giữ, xử lý bằng cách dán nhãn cho họ là “nhà báo bảo vệ nhân quyền”.
Trên thực tế, công an Quảng Trị và báo chí đã thông tin công khai, rõ ràng về căn cứ bắt, điều tra với nhà báo Phan Bùi Bảo Thy là câu kết với Lê Anh Dũng lập, sử dụng nhiều tài khoản Facebook như Thu Hà, Hoàng Lê và các Fanpage Lý Dương Tú, Quảng Trị 357, tin Quảng Trị 246,…đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự của cá nhân, trong đó có một số lãnh đạo tỉnh, bộ, ngành ở Trung ương.
Trước đó, cơ quan công an ngày 4/2 cơ quan chức năng đã bắt, khám xét đối với Lê Anh Dũng, qua đó phát hiện nhiều tài liệu liên quan. Từ lời khai của Dũng và các dữ liệu thu được, ngày 5/2, Công an tỉnh Quảng Trị đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Phan Bùi Bảo Thy.
Qua đấu tranh khai thác, Phan Bùi Bảo Thy khai nhận đã cùng Lê Anh Dũng soạn thảo nhiều bài viết có nội dung nói xấu, bôi nhọ cá nhân các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và cho đăng tải lên mạng xã hội như nêu ở trên. Tổng cộng hơn 10.000 trang tài liệu liên quan.
Do vậy, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra quyết định tạm giữ đối với Lê Anh Dũng và Phan Bùi Bảo Thy vì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 BLHS.
Còn trên không gian mạng, từ lâu dư luận đã lên án 2 tổ chức này đang cố tình lợi dụng sự việc bắt và khởi tố Phan Bùi Bảo Thy để tiếp tục xuyên tạc về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam – hành xử quen thuộc nhằm giúp sức, bảo kê cho nhiều đối tượng chống phá Việt Nam. Đồng thời, vạch trần nhà báo này có phát ngôn trên facebook xuyên tạc lịch sử, có dấu hiệu câu kết với đối tượng chống đối, tâm thần chính trị như Lê Anh Hùng, Trương Châu Hữu Danh xuyên tạc chống phá chính quyền và làm tiền doanh nghiệp bằng chiêu bài đăng-gỡ!
Dân mạng cũng nhắc lại sự việc ngày thương binh liệt sĩ 27/7/2019, trên Facebook cá nhân ông Thi đăng tải bài viết với luận điệu xuyên tạc lịch sử khi cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn kéo dài từ 1954 - 1975, cho rằng đó là cuộc chiến và những hi sinh mất mát của dân tộc lẽ ra không đáng có…
Có thể thấy RSF hay CPJ hàng năm đều tung ra những bản xếp hạng, phúc trình thường niên, bài báo, công bố báo chí với nội dung không đúng sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đồng thời, tổ chức này cũng thường xuyên ra sức tung hô, ca ngợi và cổ súy cho các đối tượng chống Việt Nam, điển hình như các đối tượng trong “Hội nhà báo độc lập”…
Việt Nam có hệ thống pháp luật riêng, việc áp dụng các quy định pháp luật của Việt Nam để xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm là điều hoàn toàn bình thường; bản thân đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam cũng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Do đó, việc RSF, CPJ cố tình can thiệp nội bộ quốc gia khác, xuyên tạc, đẩy sự việc đi theo hướng khác nhằm hạ uy tín của cơ quan chính quyền Việt Nam là hành vi không thể chấp nhận, vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét