PHÚC TRÌNH TOÀN CẦU 2021: HRW TIẾP TỤC XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Ngày 13/01, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã công bố cái gọi là “Phúc trình toàn cầu 2021” để đánh giá việc thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không quá ngạc nhiên khi bản phúc trình này không có nội dung gì mới mẻ so với các bản phúc trình trước đây của tổ chức này. HRW tiếp tục quy chụp và vu cáo Việt Nam “gia tăng hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản của người dân trong năm 2020”.
Cụ thể trong bản phúc trình toàn cầu 2021, Tổ chức HRW đã cho rằng, Việt Nam siết chặt quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận của người dân, vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Cùng với đó, HRW minh họa cho nhận định của mình bằng việc dẫn chứng việc trong năm 2020, Việt Nam đã bắt giam nhiều đối tượng vi phạm pháp luật mà HRW gọi là các nhà báo độc lập, người bất đồng chính kiến hay người thực hành các quyền tự do ngôn luận cơ bản như: Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn, các nhà hoạt động như Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, bà Cấn Thị Thêu…
Nhìn vào danh sách những đối tượng mà bản phúc trình của HRW dẫn chứng là đủ chứng minh tính xác thực trong những đánh giá về nhân quyền của Việt Nam. Việc cố tình khoác lên cho những đối tượng chống phá, vi phạm pháp luật của Việt Nam những tấm “áo choàng lộng lẫy” như nhà hoạt động, nhà báo… chính là thủ đoạn lập lờ của tổ chức HRW nhằm tạo cớ vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Các đối tượng nói trên đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Việc bắt giam và xét xử đều được thực hiện dựa trên căn cứ những quy định rõ ràng của pháp luật. Do đó không thể nói đó là vi phạm nhân quyền được.
Có thể thấy rằng, Tổ chức HRW đang hoạt động không đúng với tôn chỉ, mục đích của nó. Rõ ràng, những hoạt động của HRW bị chi phối bởi ý đồ chính trị của các nước có chính sách thù địch với Việt Nam. Những bản báo cáo, phúc trình mà HRW đưa ra về tình hình nhân quyền của Việt Nam là hoàn toàn không khách quan, trung thực.
Xin khẳng định rằng, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo… Điều đó được thể hiện cụ thể trong Hiếp pháp và các văn bản pháp luật của Việt Nam. Thực tiễn thời gian qua, các quyền đó của mỗi cá nhân đều được Nhà nước Việt Nam đảm bảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét