Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

SAO MÀ PHẢI “TẨY CHAY BẦU CỬ”?

 SAO MÀ PHẢI “TẨY CHAY BẦU CỬ”?

    Nằm trong tổng thể chiến dịch chống phá bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, “Tẩy chay bầu cử” đang được các tổ chức phản động, các phần tử chống đối đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt trên các trang mạng ngoài luồng. “Không đi bỏ phiếu”, “Bỏ phiếu trắng”….nằm trong chuỗi các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và được dự đoán từ trước.

    Trước sự hoạt động chống phá quyết liệt đó, tâm lý một số người dân có phần hoang mang, dao động, lưỡng lự trước quyết định nên hay không nên tẩy chay bầu cử.

    Những phân tích sau có lẽ sẽ làm cho những người trong diện đó phải suy nghĩ lại về quyết định tẩy chay bầu cử của mình, tin tưởng hơn vào những lá phiếu của mình và cao hơn là tin tưởng vào chế độ nhà nước ta.

    Đầu tiên và trước hết, Việc không đi bầu có nghĩa chẳng khác gì chúng ta đang tự mình tước đoạt đi quyền cơ bản nhất của chúng ta đáng được hưởng.

    Rõ ràng, quyền bầu cử và ứng cử là các quyền cơ bản của mỗi người. Chúng ta luôn muốn nhân quyền được đảm bảo đầy đủ nhất. Vậy thì nếu chúng ta tẩy chay bầu cử, không đi bầu cử thì há chẳng phải chính chính chúng ta đã tự tước đoạt đi cái quyền cơ bản nhất của mình hay sao.

    Lý do thứ hai, Nếu không đi bầu cử, hoàn toàn đồng nghĩa với việc chúng ta tự tước đi cách thể hiện quyền lực và quyền làm chủ của mình.

     Việt Nam là đất nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân.

    Bầu cử là để chọn ra những đại biểu đại diện cho tiếng nói, cho mong muốn của mình, của nhân dân. Chúng ta giao phó quyền lực của mình cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp -  những người đại diện để thực thi quyền lực.

    Bạn có ý định tẩy chay bầu cử nữa không? Hãy tỉnh táo, đừng tự mình đánh mất đi quyền lực của mình, tự buông rơi quyền lực của chính mình.

    Và nếu từng đó lý do chưa đủ để thuyết phục những người có ý định không đi bầu cử hay bỏ phiếu trắng thì đây, thêm một lý do nữa:

    Nếu không đi bầu cử thì có nghĩa là chúng ta đang thể hiện thái độ bàng quan, thờ ơ và có thể nói là vô trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với đất nước, với những thế hệ cha ông đi trước, với những mất mát, hi sinh, những cống hiến vì một tương lai tốt đẹp cho đất nước chúng ta.

    Ai cũng biết Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Bầu cử đại biểu Quốc hội, sáng suốt lựa chọn được những đại biểu có tâm, đức và đủ tài năng, trí tuệ chính là chúng ta đang góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển.

     Ngược lại, nếu chúng ta tẩy chay bầu cử, không đi bầu cử, không có trách nhiệm với lá phiếu trong tay mình thì nghĩa là chúng ta đang gián tiếp đẩy đất nước vào thế nguy hiểm, vào ngõ cụt. Đó là thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm đối với đất nước, đối với chính thế hệ con cháu của chúng ta.

    Một lý do nữa không thể không nhắc đến. Đó là việc tẩy chay bầu cử sẽ hoàn toàn đồng nghĩa với việc chúng ta đã hùa vào các thế lục thù địch, các tổ chức phản động, những kẻ cơ hội chính trị để chống phá lại chính đất nước nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên.

     Các thế lục thù địch trong và ngoài nước đã phát động chiến dịch chống phá kì bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và một trong những thủ đoạn phổ biến nhất của họ là kêu gọi tẩy chay bầu cử.

     Nếu chúng ta tẩy chay bầu cử có nghĩa rằng chúng ta đã biến mình thành công cụ, thành con rối để các đối tượng thù địch lợi dụng chống phá đất nước.

    Chúng ta hãy đủ tỉnh táo để chứng tỏ rằng chúng ta có nhận thức, có lập trường, có tư tưởng kiên định, không dễ gì bị lôi kéo, rủ rê….

    Đấy, một lời khuyên, mà đúng hơn là một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định tẩy chay bầu cử là chúng ta cần tham gia bầu cử một cách đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm và đúng quy định để sáng suốt lựa chọn, bầu ra những người xứng đáng là đại biểu của nhân dân, góp phần xây dựng một Quốc hội vững mạnh, đủ tâm, đủ tài gánh vác việc nước, việc dân, đưa đất nước ngày càng phát triển./.

Không có nhận xét nào: