Thấy gì qua việc Việt Tân cổ vũ bạo động ở Myanmar?
Lâu nay, đảng Việt Tân vẫn thường tuyên truyền rằng họ chỉ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền bằng phương pháp bất bạo động, chứ không muốn dùng vũ lực và chiến tranh để lật đổ ai hết. Chọn bất bạo động là một nước cờ thông minh, giúp Việt Tân thích ứng với sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ sau năm 1995, đồng thời đánh lừa người dân Việt Nam rằng họ là một lực lượng chính trị trong sáng, không làm điều gì xấu. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, Việt Tân đã thể hiện rằng dù bất bạo động ngoài miệng, họ vẫn giữ tâm thế bạo động trong lòng. Họ cũng không loại trừ phương án bạo động nếu có cơ hội.
Chẳng hạn, ngày 12/05/2021, fanpage Việt Tân đã đăng bài ca ngợi một cựu hoa hậu Myanmar, khi cô này chụp ảnh đeo súng trường để kêu gọi người dân tham gia các nhóm đối lập có vũ trang:
Trong khi Việt Tân chỉ ca ngợi tinh thần hy sinh của cô hoa hậu và phe đối lập Myanmar, rõ ràng bức ảnh này báo hiệu một bước chuyển phức tạp hơn thế. Từ thời điểm này, cuộc khủng hoảng tại Myanmar sẽ được giải quyết bằng chiến tranh, thay vì bằng những cuộc biểu tình mà ít ra sự ôn hòa cũng đến từ một phía. Vì Myanmar không phải là một quốc gia thuần nhất về mặt sắc tộc, tôn giáo, và từ thời bình đã bị cát cứ bởi hàng trăm nhóm vũ trang cạnh tranh lẫn nhau, bước chuyển này chỉ có thể dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài, với tổn thất sinh mạng lên đến hàng nghìn hoặc hàng vạn. Triển vọng hòa bình và độc lập tại Myanmar sẽ còn mong manh hơn nữa nếu nước ngoài can thiệp vào quốc gia này, giữa lúc khu vực Đông Nam Á đang kẹt trong cuộc tranh chấp Mỹ-Trung. Khi những diễn biến này xảy ra trong bối cảnh của dịch COVID-19, người dân Myanmar sẽ không tránh khỏi một chuỗi ngày đau thương và kiệt quệ.
Trước khi mượn chuyện Myanmar để kích động quần chúng, Việt Tân có nghĩ đến những hậu quả vừa nêu không? Cuộc “đấu tranh” của Việt Tân có đáng thực hiện không, nếu nó hy sinh mạng sống người dân một cách vô tội vạ để phục vụ mục tiêu dân chủ?
Qua vụ việc này, có thể thấy tâm lý bạo động vẫn in rất đậm trong não các đảng viên Việt Tân. Nếu có thể giành quyền lực ở Việt Nam bằng chiến tranh, thì họ sẵn sàng làm thế. Suy cho cùng, Việt Tân chưa bao giờ tự nguyện theo đuổi đường lối bất bạo động: họ chọn đường lối này vào năm 1995 chỉ để thích nghi với việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Cách đây chưa lâu, trong đợt biểu tình phản đối tình trạng ô nhiễm do nhà máy thép của tập đoàn Formosa gây ra vào vào năm 2016 và 2017, họ vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các cuộc bạo động ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Chừng nào Việt Tân chưa bỏ được tâm lý bạo động, họ vẫn còn xứng đáng với danh hiệu một tổ chức khủng bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét