Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Nghi ngờ Việt Nam che giấu dịch bệnh CoVid-19, giáo sư Mỹ phải đính chính

 

Nghi ngờ Việt Nam che giấu dịch bệnh CoVid-19, giáo sư Mỹ phải đính chính


Trên trang Twitter của Giáo sư Hanke vào ngày 10.6 liệt kê những nước bị ông này cho vào nhóm không cung cấp thông tin Covid-19 hoặc thông tin công bố gây hoài nghi. Trong đó, Việt Nam bị bêu danh đầu tiên với dòng chữ “không có dữ liệu chính thức”, kế đến là những nước bị nghi ngụy tạo số thống kê như Trung Quốc
Dòng trạng thái liệt Việt Nam vào danh sách các nước "Táo thối" của giáo sư Hanke /// Chụp màn hình Twitter
Dòng Twitter này ngay lập tức không chỉ nhận được phản ứng dữ dội từ dư luận mà lại đến từ chính giới học giả trong và ngoài nước. Tổng cộng 285 chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y tế công cộng và những người quan tâm trên toàn thế giới đã gửi thư cho Đại học John Hopkins (Mỹ), yêu cầu giáo sư đang công tác tại đây là ông Steve Hanke phải rút lại đoạn tweet gọi Việt Nam là “quả táo bị thối rữa” trong việc cung cấp dữ liệu Covid-19, theo trang Medium hôm 17.6.
Trước phản ứng phẫn nộ của cộng đồng mạng và giới nghiên cứu,  ngày 16.6 Giáo sư Hanke đã phải đăng dòng trạng thái mới trên trang Twitter về Việt Nam

Trước phản ứng phẫn nộ của cộng đồng mạng và giới nghiên cứu trong nước lẫn quốc tế, Giáo sư Hanke vào ngày 16.6 cho đăng dòng trạng thái mới trên trang Twitter: “Trái ngược với hình ảnh mà tôi đăng tuần trước, hóa ra Việt Nam có thống kê “hoàn hảo” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19”. Tuy nhiên, nhiều người tiếp tục chỉ trích khi ông Hanke dùng ngoặc kép ở cụm từ “hoàn hảo” ở phần số liệu Covid-19. “Đó là cách ông xin lỗi hay sao?”, một người tên Mike Bùi chất vấn.
Đáng buồn thay cho Giáo sư Hanke khi ông lại đưa Việt Nam vào danh sách này trong khi báo chí, truyền thông quốc tế và nhất là Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan nghiên cứu y tế của Mỹ, nhiều nước EU, Châu Á đều khẳng định Việt Nam là nước minh bạch về CoVid-19, là hình mẫu đáng học tập trong việc triển khai chống dịch bệnh hiệu quả với chi phí thấp.
Từ ví dụ này có thể thấy, giới học giả Mỹ có ảnh hưởng trên thế giới, đáng ngưỡng mộ về nhiều thành tựu khoa học, nghiên cứu lại có thể “hồ đồ” như vậy khi nhận định về Việt Nam. Nếu như ông này ít có dữ liệu trong lĩnh vực khác thì có thể thông cảm được, nhưng riêng chiến dịch chống CoVid-19 của Việt Nam lại được chính trị gia, tổ chức quốc tế, báo chí đưa tin bằng tiếng Anh khá nhiều. Phải chăng  vị giáo sư trên không biết sử dụng những công cụ tìm kiếm như Google hay ông phát ngôn vì ác cảm với các nước bị Mỹ quy là “độc tài”, “cộng sản” như ác cảm của bộ phận phát hành Báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy ban Tự do tôn giáo Mỹ, chỉ tiếp thu thông tin từ một nguồn, tức là từ các tổ chức phản động, thù địch với Việt Nam mà không cần biết đến nguồn khác. Đen đủi thay, thông tin về dịch bệnh CoVid-19 lại không dễ che dấu, không dễ cả vũ lấp miệng em như các vấn đề chính trị khác

Không có nhận xét nào: