Sự cần thiết của “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Có thể thấy, những năm gần đây, mạng xã hội đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống xã hội hiện đại như mang lại nhiều không gian để đối thoại, mang lại nhiều lợi ích tích cực cho chúng ta.
Đặc biệt, với nhiều người hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter là một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, giải trí của họ và họ cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm và không bị trừng phạt.
Tuy nhiên, đi cùng với sự tiện lợi là không ít hệ lụy, từ biểu hiện lệch chuẩn, các hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa trong môi trường mạng, cách ứng xử thiếu văn hóa đến lợi dụng mạng xã hội vì lợi ích cá nhân như câu like, kinh doanh, nổi tiếng. Nguy hại hơn, các thế lực thù địch sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, những mặt trái của mạng xã hội ngày càng biểu hiện rõ nét hơn và theo đó, nó cũng tác động tiêu cực một cách trực tiếp đến nhận thức của cư dân mạng, trong đó đáng lo ngại nhất là số thanh, thiếu niên Việt Nam. Chẳng hạn như loạt bài viết, video phẩn cảm, mang văn hóa phẩm đồi trụy, thậm chí là kích động bạo lực lan tràn khắp trên không gian mạng, nhất là trên facebook và youtobe và nó lại thu hút rất nhiều người theo dõi, chia sẻ, bình luận, trong khi một bộ phận “tín đồ” mạng xã hội lại tỏ ra thờ ơ với nhiều điều bổ ích, hay ho được cập nhật trên không gian mạng.
Thậm chí, vừa qua, từ hàng loạt các vụ việc lùm xùm liên quan đến số văn nghệ sĩ, hay như việc cư dân mạng xã hội vào “khủng bố” tinh thần với vị trọng tài bắt trận đấu vòng loại World cup giữa Việt Nam và UAE, hoặc các clip mà một số bạn trẻ dạy người nước ngoài nói những câu văng tục, chửi bậy, gây kích động, thù hận...
Nhưng vấn đề này đang trở thành một xu hướng xấu nếu như không có các biện pháp cứng rắn, mạnh tay hơn để kịp thời ngăn chặn. Dù biết rằng, những năm qua, các cơ quan chức năng đã mưu cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội ban hành nhiều quy định pháp lý như Luật An ninh mạng, Nghị định 15... Đây là các văn bản pháp luật và các chế tài xử phạt, đến tuyên truyền để tăng cường công tác quản lý luồng thông tin và hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, với tính chất mạng xã hội là một môi trường ảo và công nghệ mở nên công tác quản lý nhà nước trên môi trường ảo lại tác động thực đến xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Chính vì sự phức tạp của mạng xã hội nên bên cạnh các giải pháp "cứng" mang tính pháp lý thông qua các văn bản pháp luật kết hợp với giải pháp kỹ thuật, Việt Nam cần phải xây dựng và triển khai giải pháp "mềm" nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quyền và trách nhiệm của cư dân mạng đối với các hành vi ứng xử trên môi trường mạng cần có giới hạn và phải tuân thủ pháp luật. Điều này sẽ góp phần làm trong sạch môi trường thông tin trên mạng xã hội.
“Mong được, ước thấy, sau một thời gian xây dựng dự thảo, xin ý kiến các ban ngành, các chuyên gia, hôm nay, Bộ Thông tin - truyền thông đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội nêu rõ người sử dụng mạng xã hội không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, tung tin giả…
Theo đó, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, áp dụng cho 3 nhóm đối tượng, gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
Bộ quy tắc này nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét