ĐÀI RFA LẠI XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM
Vừa qua, trên các trang mạng phản động trong và ngoài nước đã đăng tải nhiều bài viết tuyên truyền, xuyên tạc Chỉ thị 15, 16 và 19 trong phòng chống dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam. Đáng chú ý, đài phản động RFA đã đăng tải bài viết “Chỉ thị phòng chống COVID-19 của Chính phủ Việt Nam có trái hiến pháp và pháp luật?”. Trong đó, phóng viên Trường Sơn đã cho rằng: “Chính quyền các cấp ở Việt Nam đang chống dịch COVID-19 bằng các văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành, được biết rộng rãi là Chỉ thị 15, 16 và 19. Thế nhưng, các chỉ thị này lại không phải là văn bản quy phạm pháp luật, do vậy không thể áp dụng lên người dân, đặc biệt là không thể giới hạn quyền của công dân. Đây là những nhận định hết sức lố bịch, xuyên tạc nỗ lực, thành quả chống dịch Covid 19 ở Việt Nam.
Đài RFA xuyên tạc Chỉ thị 15, 16 và 19 trong phòng chống dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam
Chúng ta đều biết rằng việc giãn cách, cách ly xã hội không chỉ riêng Việt Nam áp dụng mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng sử dụng biện pháp này như cách tối ưu nhằm hạn chế, làm giảm sự lây lan của dịch bệnh Covid 19. Có thể kể đến một số quốc gia như:
- Tại Mỹ: Các tiểu bang trên toàn nước Mỹ đã ban hành các lệnh không đi khỏi nhà, chỉ cho phép những nhiệm vụ thiết yếu. Hình phạt cho việc vi phạm lệnh này ở các bang cũng đa dạng. Ở Maine, hình phạt có thể lên đến sáu tháng tù và phạt 1.000 USD. Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, cho biết: “Giãn cách xã hội là một trong những vũ khí mạnh nhất chống lại COVID-19. Nếu chúng ta có thể tối đa việc giãn cách xã hội, chúng ta có thể hạn chế khả năng lây nhiễm của virus này”.
- Tại Malaysia: Ngày 27/6, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin thông báo, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, vốn đáng lẽ hết hiệu lực vào ngày 28/6 theo kế hoạch ban đầu, sẽ không được gỡ bỏ cho tới khi số ca mắc COVID-19 giảm xuống dưới 4.000 ca/ngày và ít nhất 10% dân số được chủng ngừa đầy đủ. Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận thêm 5.586 ca mắc và 60. Việc kéo dài lệnh phong tỏa dự kiến sẽ gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Malaysia khi chính phủ nước này đang kỳ vọng có thể phục hồi trong quý cuối cùng của năm 2021. Ngân hàng Thế giới ngày 24/6 đã giảm dự báo tăng trưởng năm nay của Malaysia từ 6% xuống còn 4,5%.
- Tại Australia: Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 28/6, chính quyền bang Queensland của Australia đã tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang, hạn chế hội họp đông người tại nhà riêng, đồng thời siết chặt quy định giãn cách xã hội để tăng cường phòng dịch. Cuối tuần qua, Sydney - thành phố đông dân nhất Australia - đã bắt đầu triển khai lệnh phong tỏa kéo dài 2 tuần nhằm ngặn chặn sự lây lan của ổ dịch Bondi liên quan đến biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Tính đến nay, có trên 18 triệu người dân Australia, tương ứng 70% dân số nước này, đang thực hiện lệnh phong tỏa ở nhiều cấp độ khác nhau để phòng chống dịch COVID-19. Theo kế hoạch, Ủy ban an ninh quốc gia Australia sẽ nhóm họp khẩn cấp trong ngày 28/6 để xử lý cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 ngày càng gia tăng khi ổ dịch mới bùng phát 2 tuần qua đã lây nhiễm cho hơn 130 người, đe dọa thành quả phòng chống dịch của nước này.
- Tại Thái Lan: Chính phủ Thái Lan hôm qua thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 ở thủ đô Bangkok và 5 tỉnh lân cận trong 30 ngày, từ hôm nay 28/6. Theo đó, dịch vụ ăn uống tại nhà hàng sẽ bị cấm và các trung tâm mua sắm phải đóng cửa trước 21h mỗi ngày. Ngoài ra, không được tổ chức tiệc tùng và các sự kiện với sự tham gia của trên 20 người, theo Reuters. Các công trường xây dựng cũng bị đóng cửa và các khu tập thể cho công nhân bị niêm phong. Biện pháp mới được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 ở Thái Lan diễn biến phức tạp, với 42 ca COVID-19 tử vong và 3.995 ca được ghi nhận hôm qua, theo tờ Bangkok Post.
- Tại Campuchia: Giới chức tỉnh Siem Reap thông báo lệnh giới nghiêm từ 22h đến 4h sáng hôm sau, sẽ kéo dài đến ngày 10/7 và có thể được gia hạn thêm nếu số ca nhiễm mới không giảm, theo tờ Khmer Times. Số liệu mới cho thấy ca nhiễm/ngày ở Campuchia tăng đáng quan ngại, với 839 ca nhiễm mới được ghi nhận hôm qua. Vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia hôm qua ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục là hơn 21.340 ca.
- Tại Nam Phi: Nhà chức trách Nam Phi ngày 27/6 đã cho áp các giới hạn mới, nghiêm ngặt hơn nhằm đối phó với tình trạng tăng mạnh số ca mắc COVID-19, khiến nền kinh tế đất nước điêu đứng. Theo báo Guardian, làn sóng lây nhiễm mới ở Nam Phi bắt nguồn từ sự lây lan của biến thể Delta nguy hiểm hơn, công tác phòng chống dịch yếu kém và người dân trở nên mệt mỏi với các biện pháp giới hạn hiện có. Tổng thống Cyril Ramaphosa tuyên bố, mọi cuộc tụ họp kể cả trong nhà và ngoài trời, việc bán rượu bia, ăn uống tại nhà hàng và di chuyển đến - đi khỏi các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch sẽ bị cấm trong vòng 14 ngày, kể từ 28/6. Chính phủ sẽ kéo dài lệnh giới nghiêm và các trường học sẽ đóng cửa sớm hơn vào các dịp nghỉ lễ.
Có thể thấy rằng Việt Nam và nhiều nước đã lần lượt thực hiện cách ly xã hội để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan. Khi biện pháp cách ly xã hội thất bại thì con đường duy nhất là phải dựa vào miễn dịch cộng đồng thụ động. Như thế sẽ có hậu quả nặng nề về số người mắc bệnh, số người tử vong, cũng như chi phí khủng khiếp để giải quyết hậu quả của dịch bệnh. Vì vậy, thực hiện tốt và nghiêm túc cách ly xã hội là biện pháp hiệu quả để khống chế, ngăn dịch bệnh Covid-19. Sau cách ly xã hội, người dân vẫn cần phải tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Việc Đài phản động RFA xuyên tạc Chỉ thị 15, 16 và 19 trong phòng chống dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam là hành động không thể chấp nhận được và đáng bị lên án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét