NGUYỄN LÂN THẮNG LẠI LOẠN NGÔN
Những ngày qua, khi dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, các cơ quan chức năng đang tập trung mọi nguồn lực, áp dụng mọi biện pháp, trong đó có phong tỏa, cách ly xã hội để nhanh chóng khống chế dịch bệnh thì ngày 5/8/2021, trên fanpage Nguyễn Lân Thắng có đăng tải bài viết với tiêu đề “Cái giá của phong tỏa – ai phải trả”. Nội dung của bài viết xoáy quanh việc chi trích chủ trương phong tỏa, cách ly xã hội của chính quyền thành phố làm cho người dân lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là người nghèo. Trong đó, bài viết cũng có ý phê phán, cạnh khóe chính quyền, y cho rằng, chủ trương phong tỏa xã hội do người giàu (tức người có quyền) ban hành ra chi để phục vụ lợi ích, hạn chế thiệt hại cho người giàu, còn người nghèo sẽ phải chịu khổ.
Bài viết này của Nguyễn Lân Thắng đang đánh tráo mục đích, ý nghĩa của công tác phong tỏa xã hội trong phòng, chống dịch bệnh. Những người thiếu hiểu biết hay có trình độ nhận thức thấp rất dễ bị hiểu nhầm dẫn đến tâm lý chống đối lại các quy định về phòng, chống dịch bệnh của thành phố.
Chúng ta cần phải hiểu rõ nội dung, mục đích của các biện pháp cánh ly, phong tỏa trong phòng chống dịch như sau:
Phong tỏa xã hội là tất cả mọi người trong khu vực phong tỏa hạn chế đi lại, trừ trường hợp cần thiết (như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác), ngừng mọi hoạt động giao thông công cộng, chuyến bay nội địa.
Giãn cách xã hội: Là giữ khoảng cách an toàn với người khác trong mọi hoạt động xã hội (tối thiểu 2 m), tránh tụ tập, đi đến những nơi đông người. Đối tượng là tất cả mọi người trong khu vực chịu sự điều chỉnh của quy định. Giãn cách xã hội được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại.
Cách ly xã hội: là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh.
Mục đích cuối cùng của các biện pháp này là để giảm đến mức tối đa sự tiếp xúc, sự gặp gỡ giữa người với người nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội hay phong tỏa để kiếm soát dịch bệnh. Do đó tính đúng đắn của các biện pháp này là không phải bàn cãi.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải hiểu cho đúng, không có chiến thắng nào là chúng ta không phải đánh đổi xương máu, do đó để người dân có cuộc sống bình thường thì chúng ta phải chấp nhận đánh đổi sự tư do đi lại, lợi ích kinh tế của từng cá nhân và toàn xã hội. Thiệt hại về kinh tế không chỉ người nghèo phải chịu mà cả người giàu, cả xã hội với nhiều mức độ khác nhau. Chúng ta phải bỏ qua lợi ích riêng, lợi ích của thiểu số để đạt được mục tiêu lớn là đánh bay dịch bệnh cho toàn xã hội.
Thay vì chỉ trích, cạnh khóe chính quyền thì các nhà “dân chủ” hãy tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm Chỉ thị 16 hay đi giúp đỡ những người đang có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch. Bản chất của lũ kền kền không bao giờ thay đổi và càng được bộc lộ rõ trong mùa dịch, chỉ chờ các cơ quan chức năng sơ hở trong công tác phòng, chống dịch là chúng lại la làng lên chỉ trích. Một lũ ngồi trong phòng điều hòa mát lạnh thì là sao hiểu được cảm giác của những người đang đương đầu với Covid dưới cái nóng cháy ra cháy thịt cả ngày mà đi phán xét người khác. Bọn lây danh bảo vệ dân chủ, bảo vệ người dân đi chống đối chính quyền thì trước sau gi cũng bị cả xã hội lên án, nguyền rủa và bị xử lý thích đáng của pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét