Trung Quốc phải chăng lại toan tính sai lầm trên Biển Đông?
Cụ thể hôm 6/7, tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin tàu nghiên cứu của Đại học Tôn Trung Sơn, tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất do nhà máy đóng tàu Giang Nam của Trung Quốc chế tạo, sẽ được đưa đến Hoàng Sa vào tháng 10 để tiến hành nghiên cứu về khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật biển và “khảo cổ học”. Nhà máy đóng tàu Giang Nam cũng là nơi đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ 2 và 3 của Trung Quốc.
Vào tháng 8/2020, khi con tàu được khánh thành, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc nói con tàu là nền tảng nghiên cứu khoa học biển hàng đầu của Trung Quốc trong tương lai và “đóng vai trò tích cực” trong chiến lược phát triển hàng hải và của Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao. Theo tờ báo Trung Quốc, con tàu nghiên cứu có chiều dài 113m, rộng 19,4m và lượng giãn nước khoảng 6.900 tấn này có khả năng điều hướng toàn cầu trong các khu vực hàng hải không giới hạn và có thể chở hơn một chục phòng thí nghiệm di động.
Trên tàu còn có một bãi đáp trực thăng, thuận tiện cho các nhà nghiên cứu khoa học và vận chuyển vật liệu, đồng thời có thể dùng làm bãi đáp cho máy bay không người lái, có thể mở rộng phạm vi quan sát nghiên cứu khoa học. Hoàn Cầu Thời Báo nói con tàu có khả năng hoàn thành nhiều loại nghiên cứu khoa học khác nhau “từ đáy biển cho đến bầu trời cao 10.000 mét”. Trong khi đó, SMCP cho rằng việc Bắc Kinh đưa tàu nghiên cứu đến Biển Đông là nhằm thúc đẩy việc khảo sát và thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên. Đây thực sự là hành động khiêu khích trắng trợn của phía chính quyền Bắc Kinh trong tình hình dịch Covid đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, khu vực như hiện nay.
Ngay lập tức, tại cuộc họp báo ngày 8/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng đã nói lên thông điệp: “Mọi hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học và khảo sát vùng biển Hoàng Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị”, đồng thời bà cũng nhiều lần đề cập “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982”.
Chính vì vậy, chúng ta thấy kế hoạch đưa tàu nghiên cứu của Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa là “xâm phạm chủ quyền” của Việt Nam. Nếu chỉ xét riêng khía cạnh pháp lý, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, luận chứng để kiện “người bạn tốt” ra Tòa quốc tế. Bởi vì, các hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Những hành động phi pháp và sự toan tính đen tối trên của Trung Quốc không những không giúp họ đạt được mục tiêu mà chỉ làm cho thế giới thấy ghê tởm, thấy được coi thường và bất chấp luật pháp quốc tế của họ. Những hành động có chủ ý, có tính toán như vậy chỉ tạo ra thêm căng thẳng với các nước ASEAN, đặc biệt với người hàng xóm từ thuở “hồng hoa” như Việt Nam.
Trên mặt giấy tờ, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đồng thời tiến hành các hoạt động gây hấn, xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam trên thực địa. Các động thái trên giấy tờ lẫn ngoài thực địa diễn ra theo một kịch bản theo kiểu “sự đã rồi”, nhưng xin thưa hành động khiêu khích kiểu này chúng tôi đã quen rồi.
Hy vọng rằng, những hành động khác người và toan tính mưu mô của Trung Quốc sẽ bị dự luận quốc tế lên án mạnh mẽ, không thể có hữu nghị, hòa bình khi vẫn gây hấn được, chắc chắn đây sẽ là nước đi sai lầm và sớm muộn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét