Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Đại chiến "chó quyền" và nguy cơ dịch bệnh đe dọa vùng quê nghèo!

 

Đại chiến "chó quyền" và nguy cơ dịch bệnh đe dọa vùng quê nghèo!

Sự việc Trưởng trạm y tế, nơi tiêu hủy đàn chó xin nghỉ việc do không chịu nổi nhiều lời hăm dọa, xúc phạm từ mạng xã hội khiến dân mạng bàng hoàng, Facebooker Lê Thu Hiền chua xót "Chó quyền, mèo quyền đã thắng"!

Dân mạng đang truyền tay nhau lời tâm sự của một người dân vùng ở Đầm Dơi, Cà Mau lên tiếng về tình trạng y tế nơi tiêu hủy đàn chó kia: "Đợt này Cà Mau đón nhiều ng bệnh lắm, xã tôi là 200 người, bên đó thì 300 người mà không có ai luôn. Chỉ có y tế xã, dân quân với thanh niên thui mà phục vụ không có nổi. Mà y tế thì phải lo tiêm vắc xin nữa, với lo cấp cứu, đỡ đẻ, chỗ tôi lại đang có dịch lợn nên rất nhiều việc.

Bác sĩ trình độ cao thì lên Sài Gòn hỗ trợ hết rồi nên ở quê chỉ còn y tế xã dân quân thôi chứ không đầy đủ đâu. Bộ đội thì chia ra mỗi nơi 1 tý có nơi không có....Rồi tôi nghĩ 3 người họ nghỉ việc thì nói thật là khồng đủ lực lượng chăm sóc luôn, ai tiêm vaccine cho dân, ai lo bệnh nhân, ai đỡ đẻ đây?"

Trong khi đó, làng zân chủ mạng vẫn say sưa với "chó quyền", facebook của anh zân chủ Phạm Lê Vương Các tiếp tục biến thành "chiến trường" bị tổng sỉ vả khi anh này ủng hộ Trưởng trạm y tế trên trong việc tiêu hủy đàn chó có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cuộc chiến ngày càng kịch tính khi anh này tiếp tục tổng hợp các nguồn tư liệu bằng góc nhìn của mình và khẳng định "Vụ giết chó: đúng lý lẽ và thỏa đáng từ pháp luật cho đến đạo đức", xin trích:

“1. Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh Covid được lây từ chó sang người

Tại thời điểm này, dựa trên các thông tin hiện có, chưa có bằng chứng cho thấy chó lây lan SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19 cho người.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đây là loại virus mới, và đang trong quá trình phát triển biến thể mạnh mẽ, trong khi sự hiểu biết của giới y khoa về nó vẫn còn nhiều hạn chế. Các kết luận của nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chỉ mang thông tin tham khảo tạm thời, gia tăng nhận thức của con người trong đại dịch, chứ không phải là một sự khẳng định duy nhất-một chân lý bất biến để áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thời điểm về sau.

2. Khi chưa thể chứng minh được mối đe dọa, việc giết hại chúng là có tương xứng?

Trong đại dịch, con người và con vật sẽ bị hạn chế di chuyển, đặc biệt là đi từ vùng có dịch ra, và đối với con vật, luật pháp VN cho phép tiêu hủy chúng. Điều này xuất phát do yêu cầu ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Khi cân nhắc giữa các lợi ích, việc duy trì sự sống cho các con chó trong trường hợp này mang lại lợi ích quá nhỏ so với các rủi ro lớn mà cộng đồng có thể gặp phải trong bối cảnh biến thể virus gia tăng. Không thể vì mối quan hệ của chủ chó và tình cảm của những nhóm người yêu quý động vật, mà đặt một cộng đồng lớn vào những mối nguy cơ tiềm ẩn.

Căn cứ vào Luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, các động vật nuôi chỉ cần có khả năng mang mầm bệnh, khi được đưa ra khỏi vùng có dịch, đều có thể bị tiêu huỷ mà không cần phải chứng minh về mối đe dọa hiện hữu của chúng lên con người. Luật cho phép “giết lầm còn hơn bỏ sót” đối với các động vật nuôi khi dịch bệnh xảy ra.

3. Ngay cả khi luật cho phép, liệu rằng giết hại những con chó này là có cần thiết và có giải pháp khác thay thế không?

Việc giết và tiêu hủy các con chó này rõ ràng là cần thiết vì chúng ta không thể áp dụng chế độ “cách ly chó” theo kiểu cách ly người, tạo ra một tiền lệ bất bình đẳng trong việc đối xử với các động vật nuôi, và gia tăng áp lực lên công tác phòng chống dịch.

Thứ nhất, chúng ta không thể thiết lập khu cách ly dành chung cho cả người và chó. Thứ hai, tất cả các nguồn lực chống dịch hiện có buộc phải ưu tiên cho con người chứ không phải là con vật. Thứ ba, việc các con chó được đối xử tốt trong trường hợp này sẽ không thể hiện được đạo đức con người, mà chỉ càng gây ra những tổn thương sâu sắc đối với những con người “đã bị bỏ lại phía sau” bởi nguồn lực và khả năng giới hạn của chúng ta.

Biện pháp thay thế cho việc tiêu hủy, chẳng hạn như giao cho người thân thích của chủ chó hoặc các tổ chức động vật chăm sóc là trái với nguyên tắc bảo vệ con người trước khả năng lây nhiễm từ động vật.

4. Việc giết hại các con chó này có phải là một hành vi tàn ác, dã man

Việc tiêu huỷ các con chó này không phải để phục vụ cho mục đích giải trí, mua vui, hiến tế thánh thần, hay lấy thịt như kiểu đâm trâu, chém lợn. Nó được thực hiện cho mục đích phòng chống dịch bệnh mà không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy nằm ngoài mục đích chính đáng này.

Sự tàn ác nhất trong xã hội loài người chính là việc trừng phạt con người chỉ vì họ giết vật nuôi để làm thức ăn hoặc phòng vệ. Sự dã man nhất chính là sự thần thánh hoá và cuồng tín hoá con vật như là một thực thể linh thiêng cấm đụng vào.

Một xã hội văn minh là một xã hội cởi mở với nhiều quan điểm trái chiều được chấp nhận. Ai yêu chó thì cứ yêu. Ai thèm thịt chó thì cứ chén. Đây là sự lựa chọn mang tính cá nhân, không thể lấy một quan điểm, niềm tin cá nhân để áp đặt lên toàn xã hội.

Khi nghe những lời ca tụng về “lòng trung thành” hay “sống biết điều” của loài chó, hãy cẩn thận. Vì ẩn chứa trong sự ca tụng đó, thật ra là để phỉ báng con người. Không có một đạo đức bền vững nào được đặt trên nền tảng của sự phỉ báng và khinh miệt con người khi nhân danh bảo vệ con vật.

5. Việc giết chó mà không thông báo trước, có bị xem là một hành vi xâm hại tài sản của chủ chó?

Theo luật định, động vật nuôi đều có thể bị trưng thu, trưng dụng và tiêu huỷ trong những trường hợp cần thiết như phòng chống dịch. Người chủ của động vật nuôi bị tiêu huỷ vì lý do phòng chống dịch sẽ được bồi thường theo luật định. Tuy nhiên, trong vụ này, người chủ chó đã có hành vi vi phạm luật phòng chống dịch khi đã đưa động vật nuôi ra khỏi vùng dịch, vì vậy việc bồi thường có thể sẽ không được thực hiện. Động vật nuôi vi phạm luật phòng chống dịch khi bị bắt giữ, sẽ bị tịch thu và tiêu huỷ vào mọi thời điểm, tuỳ thuộc vào mức độ nguy cơ của đại dịch"

Dù sao Phạm Lê Vương Các là người hiếm hoi theo đuổi và bảo vệ quan điểm của mình, bất chấp gạch đá sỉ vả từ đồng bọn mạt sát anh ta, thậm chí lôi cả việc anh này từng đánh vợ ra để công kích “tư cách đàn ông”... Xem ra để bảo vệ quan điểm của mình, cuộc chiến giữa Phạm Lê Vương Các và những người đồng đội kia còn nhiều kịch tính

Trong khi các cuộc chiến “chó quyền” trên mạng chưa đến hồi kết thì tính mạng hàng trăm người cách ly, hàng chục ca nhiễm bệnh và nguy cơ dịch bệnh từ vùng quê nghèo ở Cà Mau kia chẳng ai quan tâm, hỗ trợ họ, nhất là khi vị trưởng trạm y tế không chịu nổi áp lực của giới “chó quyền” đã buông xuôi, nghỉ việc!  

Không có nhận xét nào: