ĐÀI Á CHÂU TỰ DO BAY MÀU
Sáng sớm hôm qua thức dậy thấy Facebook đổi tên công ty thành “Meta”, sáng nay thức dậy thấy dân mạng rầm rộ tăng status Đài Á Châu tự do đổi tên Facebook thành “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm”. Có vẻ Đài này cũng đú trend thật hay chắc sau đợt đại dịch Covid -19 ban biên tập của Đài Á Châu tự do đã thức tỉnh và tìm thấy con đường đi đúng cho mình chăng.
Nhân cái ngày có thể cái tên Đài Á Châu Tự do – viết tắt là RFA có thể bị bay màu mãi mãi, xin chia sẻ đôi chút về lịch sử và bản chất thực sự của RFA
Thế chiến II kết thúc, nhân loại chưa vui mừng được bao lâu thì hai siêu cường lúc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô lại bước vào một cuộc đối đầu mới, mà các nhà viết sử vẫn quen gọi bằng cái tên “Chiến tranh lạnh. Để có thể ra tăng sức mạnh của mình và hạn chế sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa, năm 1958, Tổng thống Mỹ Eisenhower, theo gợi ý của một số chuyên gia, cố vấn chính trị, đã ký quyết định cho phép Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thành lập một đơn vị đặc biệt với tên gọi United States Information Agency (Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ - viết tắt là USIA). Nhiệm vụ của USIA là tuyên truyền cho lý tưởng Mỹ, gây xói mòn lòng tin của dân chúng với chế độ, với chính quyền nơi họ đang sinh sống. Trong suốt giai đoạn của cuộc Chiến tranh lạnh, USIA có mặt tại 150 quốc gia trên thế giới với công cụ chính là 2 đài phát thanh Âu châu tự do (Radio Free Europe - RFE), và Đài Á châu tự do (Radio Free Asia - RFA).
Đến năm 1994, khi Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật truyền thông quốc tế, RFA chính thức trở thành "một công ty tư nhân, bất vụ lợi". Tuy có tiếng là một công ty tư nhân, nhưng ngân sách hoạt động của RFA vẫn do Quốc hội Mỹ tài trợ. Hiện tại, nhân viên ban tiếng Việt của RFA hầu hết đều là người Việt. Và nếu không phải là con em của sĩ quan, viên chức chế độ Sài Gòn cũ, thì họ cũng là những người “chống Cộng triệt để”.
Nhiệm vụ trọng tâm cuar RFA là khuếch trương, duy trì tự do và dân chủ qua việc phát thanh những tin tức khách quan, chính xác, những thông tin về nước Mỹ và thế giới đến thính giả nước ngoài", từ đó hình thành những tổ chức đối lập, kích động người dân đứng dậy lật đổ chính quyền hiện hữu. Hầu hết các chương trình do RFA thực hiện đều khai thác tối đa những vấn đề như tự do, nhân quyền, tôn giáo.
Đối tượng chính mà RFA nhắm tới là Việt Nam. Đài này tìm mọi cách để khai thác tối đa những vấn đề như chính trị, tự do, nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam nhưng dưới góc nhìn tiêu cực, vu cáo Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí, vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận đã được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Đằng sau quan điểm, luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do báo chí là ý đồ sâu xa cố tình phê phán thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị trong đời sống xã hội ở Việt Nam; cố tình ca ngợi, cổ súy, hướng lái, thúc đẩy cái gọi là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền phương Tây.
Một số phương thức đưa tin của RFA mà mọi người dân Việt Nam nên cảnh giác đó là:
Một là, họ pha trộn rất khéo léo những thông tin giả vào thông tin thật, hoặc đưa thêm một vài ý kiến bình luận mà độ tinh vi của nó rất dễ khiến người nghe lầm tưởng rằng ý kiến này là của chính tác giả bài viết.
Hai là, RFA tiến hành phỏng vấn qua điện thoại một vài quan chức Việt Nam nhưng khéo léo lồng vào những lời lẽ xuyên tạc. Trong đợt chống dịch của Việt Nam vừa qua, RFA đã có hàng loạt bài viết, phỏng vấn các “chuyên gia tự phong” cho rằng Việt Nam “chậm trễ trong chiến lược vaccine”, "mở đường" cho doanh nghiệp tranh mua, tranh bán vaccine, hay trắng trợn hơn, bịa chuyện Việt Nam "đi xin” vaccine của nước khác. Trên thực tế thì Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm, đa dạng nguồn vaccine, đồng thời hỗ trợ nguồn lực cho nghiên cứu, tự sản xuất vaccine trong nước.
Ba là, đưa ra những tiêu đề với tít giật gân để thu hút người đọc và kèm theo những hình ảnh chèn nội dung xuyên tạc, sai sự thật. Điều này thấy rất rõ trên Facebook của RFA.
Bốn là, dựng chuyện. Ví dụ: Tháng 5 vừa qua, trong không khí cử tri cả nước ta nô nức đi bỏ phiếu bầu những đại biểu xuất sắc vào Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp, đài RFA lại tỏ vẻ quan tâm đến tình hình dịch bệnh ở Việt Nam khi đăng nội dung “can” nên hoãn bầu cử và cho rằng tổ chức bầu cử sẽ làm lây lan dịch bệnh. Nhưng thực tế là, cuộc bầu cử được tổ chức an toàn, thành công rất tốt đẹp như mọi người đều biết.
Mỗi người dân chúng ta thật sự nên hiểu bản chất của Đài RFA để có sự phân biệt rõ những thông tin đúng và những thông tin bị RFA xuyên tạc, bịa đặt. Với nhiều hoạt động đưa tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng, thì việc RFA bay màu âu cũng là điều hợp lý./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét