Báo Tuổi trẻ lại khiến dân Hà Nội phẫn nộ
Ngay sau khi Hà Nội ra chính sách "thí điểm cách ly F1 ở nhà", một số cơ quan báo chí lập tức công kích, dèm pha, trong đó tiêu biểu như Tuổi trẻ giật tít rất “mạnh động” rằng "mới mẻ gì mà thí điểm" với lập luận cho rằng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương đã làm từ lâu, việc gì Hà Nội phải thí điểm, rồi quay sang chê trách "Hà Nội chuyển động chậm" trong chống dịch.
Facebook Le Dung Anh ngay lập tức bình phẩm, gọi hành động này của báo Tuổi Trẻ là “KHI TRỨNG ĐÒI KHÔN HƠN VỊT!”, Facebook Ngô Thu Hà cho rằng đây là cú “đấm thẳng vào chính sách mới của Hà Nội”, cựu chiến binh Chiến tranh Biên giới phía Bắc, ông Thắng Còng chia sẻ quan điểm “Lều báo đều "Tuổi tôm" định giành quyền chỉ đạo chống dịch của các cơ quan chuyên môn?”…Tựu chung các status đều cho rằng cách đưa tin và giật tít này thể hiện “xấc xược, bố láo mất dạy và phản khoa học”, các lập luận được đưa ra là:
Thứ nhất, cách so sánh của Tuổi trẻ là “không tương xứng”. Việc TP Hồ Chí Minh, Bình Dương phải cách ly F1, thậm chí cả F0 ở nhà là do dịch bệnh thời điểm đó đã lây nhiễm quá nhanh, các cơ sở thu dung, cách ly tập trung đã quá tải, những địa phương này chẳng còn sức để cứu chữa F0 chứ đừng nói cách ly F1, F2. Trong một không khí “vỡ trận” như vậy, cho F0 hay F1 ở nhà điều trị, chỉ chữa trị ca F0 nặng là điều đương nhiên.
Thứ hai, bối cảnh Hà Nội hoàn toàn khác, với độ bao phủ vắc xin cao nhất cả nước, Hà Nội có điều kiện để thực hiện cách ly tại nhà. 100% người dân từ 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi, gần 50% đã tiêm xong 2 mũi, số lượng ca nhiễm vẫn ở mức xung quanh 200 ca/1 ngày nên mọi vấn đề vẫn trong tầm kiểm soát, vẫn còn điều kiện để lựa chọn.
Thứ ba, chủ trương cách ly F1 ở nhà thì cả người nhà và cơ sở cách ly đều đỡ vất vả, nhưng những người khổ nhất là cán bộ chính quyền tham gia chống dịch, vì ý thức của người dân còn hạn chế, nhiều người tự tin rằng mình tiêm 2 mũi nên không chịu cách ly theo quy định mà đi lại, tiếp xúc với người khác như bình thường, và rồi khi họ trở thành F0 thì kéo theo đó là cả một tá F0 khác. Chính vì vậy, phải thí điểm để đánh giá xem hiệu quả của chính sách cách ly F1 ở nhà như thế nào, có hiệu quả hay không, ý thức người dân có tốt không rồi mới nhân rộng mô hình này. Mọi chính sách chống dịch phải thận trọng, chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương và quan trọng nhất là giữ được tính mạng của nhân dân - chứ không phải là áp dụng máy móc từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Cách làm của Hà Nội là quán triệt tư duy của Marx, việc áp dụng một kinh nghiệm, mô hình hay biện pháp nào vào thực tế đều phải có sự tính toán, vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể; việc thực hiện các biện pháp ứng phó với dịch bệnh covid-19 cũng thế - không có một biện pháp nào có thể áp dụng chung cho tất cả các địa phương mà để thực hiện nó phải căn cứ vào các điều kiện, tình hình đặc thù cụ thể có liên quan của địa phương ấy.
Dường như, mọi chính sách của Hà Nội chống dịch gần đây đang bị Tuổi Trẻ và một số cơ quan báo chí công kích bất chấp suy xét, cân nhắc, tinh thần xây dựng và sự khách quan cần có trong đưa tin, phản biện của báo chí.
Thực tế cho thấy, tuy một số khâu, một số việc chưa hoàn toàn tối ưu, nhưng kết quả các biện pháp chống dịch của Hà Nội từ khi con virus Corona oanh tạc đến nay đều thành công, kiểm soát được tình hình, bảo vệ an toàn cho đầu não đất nước, dân chúng Thủ đô hoàn toàn yên tâm và ủng hộ, chưa hề có bất kỳ “thảm họa” nào. Đây là điều không hề dễ dàng, nếu so sánh với các quốc gia khác, dịch bệnh thường “bung” và “toang” từ thủ phủ, trung tâm hành chính - kinh tế-tài chính đất nước vì sự quá tải của dân số và trung tâm đi và đến cả quốc tế và trong nước - môi trường quá thuận lợi để con virus này bùng phát.
Dịch bệnh quá phức tạp, chưa có tiền lệ, mọi biện pháp, cách thức đều là “thử nghiệm” và “tự trải nghiệm”. Báo chí đưa tin kịp thời, phản biện chính sách là xu hướng tích cực, nhưng cách làm “đạp đổ”, “ác ý”, không có tính xây dựng như Tuổi trẻ và một số báo chí khác quả thực đáng lên án và đang tự đánh mất uy tín của mình với bạn đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét