CÁC BỊ CÁO THÀNH VIÊN NHÓM “BÁO SẠCH” CÚI ĐẦU NHẬN TỘI
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trương Châu Hữu Danh và nhóm “Báo sạch” đã khép lại với mức hình phạt tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam cho cả nhóm. Hình phạt bổ sung là cấm tham gia hoạt động báo chí 3 năm kể từ ngày thụ án xong. Trương Châu Hữu Danh là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, nhận mức án cao nhất, với 4 năm 6 tháng tù. Đây là mức án đã được cân nhắc, xem xét đầy đủ các yếu tố, tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Quá trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Thế tế lại xảy ra chuyện các bị cáo tại phiên toà thì cúi đầu nhận tội, tỏ ra ăn năn, hối cải mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt, còn các trang "lề trái" như Đài Á Châu Tự do, Việt Tân, Tiếng Dân, VOA, BBC, RFA…. thì mấy ngày qua kêu gào thảm thiết, đòi trả tự do cho Trương Châu Hữu Danh và các thành viên nhóm “Báo sạch”. Cùng với giọng điệu xuyên tạc, mỉa mai phiên tòa của TAND Thới Lai, chúng phớt lờ sự thật và cho rằng phiên toà chỉ là “trò đùa”, là nhằm “dập tắt” tiếng nói của tự do dân chủ, tự do báo chí, dập luôn tinh thần chống tham nhũng tiêu cực trong dân chúng…. Chúng còn kêu ca rằng bản án của phiên toà sơ thẩm như thế là quá dài, để ngăn chặn sự nỗ lực trở lại làm báo và đưa tin một cách tự do của các bị cáo?.
Các trang "lề trái" này kêu gào như một kịch bản đã được soạn sẵn, chỉ chờ đến ngày giờ, nhận phát pháo là đồng loạt tung ra thôi. Một kịch bản chẳng có gì mới, nói đúng hơn là quá nhàm chán, cứ diễn đi diễn lại mãi. Nghĩ chúng kêu gào, đòi trả tự do cho nhóm “Báo sạch” cũng không có gì lạ, vì trước đây các trang này thường lấy bài của nhóm “Báo sạch” để đăng, công kích, xuyên tạc chính quyền Việt Nam. Từ ngày nhóm “Báo sạch” bị khởi tố, bắt giam thì chúng cũng mất đi “nguồn tin đắc lực” để đăng trên diễn đàn của chúng. Thế chúng mới cay cú, tỏ ra nuối tiếc nồi cơm, kêu gào thế thôi.
Xin thưa rằng, nguyên tắc trong xét xử một vụ án là phải căn cứ tài liệu, hồ sơ, chứng cứ theo tội danh được quy định trong BLHS và phải tuân theo quy trình, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong vụ án này, TAND huyện Thới Lai đã tuyên phạt các bị cáo là thành viên nhóm “Báo Sạch” tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 BLHS là đã quá khoan hồng rồi. Nhiều người theo dõi phiên toà, diễn biến vụ án đều cho rằng các mức án là quá nhẹ, chưa xứng với hành vi mà các bị cáo đã gây ra trong một thời gian dài, lôi kéo, kích động nhiều người, làm bất ổn tình xã hội. Theo khoản 2, Điều 331 quy định: “Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Vậy thì mức án mà Toà án Nhân dân huyện Thới Lai tuyên cho các bị cáo là 2 năm, 3 năm, cao nhất là 4 năm 6 tháng thì có quá nặng hay không? Chắc chắn là không rồi.
Phải nói rằng, để các bị cáo nhận được mức án này cũng là do bản thân các bị cáo trong quá trình điều tra đã có sự hợp tác tốt với cơ quan chức năng, thành khẩn khai báo, nhận ra hành vi sai phạm của mình…. nên mới nhận được sự khoan hồng như thế. Suy cho cùng, bản án của pháp luật cũng chỉ hướng đến mục đích là để răn đe, giáo dục những con người lầm lỗi, để họ còn có cơ hội trở về hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, làm lại cuộc đời.
Trong phần nói lời sau cùng, bị cáo Trương Châu Hữu Danh cho rằng mục đích ban đầu của bị cáo thành lập nhóm “Báo Sạch” là để giải trí, muốn phản biện xã hội trên Facebook. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận đã có những bài sai phạm và xin chịu trách nhiệm về những bài viết đó. Đồng thời, bị cáo Danh cũng gửi lời xin lỗi đến những cá nhân, cơ quan tổ chức mà bị cáo đã xâm phạm, xin lỗi các bị cáo khác vì hoạt động theo Danh mà vướng vào lao lý. Các bị cáo còn lại cũng đều tỏ ra ân hận với việc làm của mình. Trong đó, bị cáo Trung Bảo mong muốn HĐXX xem xét tuyên phạt mức án vừa đủ răn đe để tạo điều kiện cho bị cáo sớm quay trở về với gia đình và xã hội.
Bị cáo Danh cũng từng làm ở nhiều cơ quan báo chí, có mối quan hệ thân thiết với một số nhà báo hiện đang công tác tại các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tham dự và đưa tin về diễn biến phiên toà, các đồng nghiệp của bị cáo cũng thông tin một cách khách quan, đầy đủ, đúng bản chất sự việc. Nhưng tôi biết rằng, khi cầm máy chụp hình, quay phim các bị cáo tại phiên toà, các nhà báo, phóng viên cũng rất e dè, ái ngại. Dẫu sao đó cũng là đồng nghiệp của mình. Quý thì quý, nhưng phạm tội thì phải chịu sự trừng trị của pháp luật. Đó là điều hiển nhiên, tất yếu.
“Những bài viết cơ quan điều tra đã chứng minh, bị cáo nhận thấy sai phạm của mình và những người khác là suy diễn chủ quan. Bị cáo có công kích cá nhân”. Tại phiên tòa, bị cáo Danh nói vẫn còn day dứt vì đã không xem xét hết hoàn cảnh sự việc, tìm hiểu không kỹ khi đăng và viết sai. Rõ rang, nếu bản thân các bị cáo không nhận thức được hành vi sai phạm của mình thì chắc chắn sẽ không nói ra những lời xin lỗi tận đáy lòng mình như thế trước phiên toà rồi. Thế thì các loa đài hải ngoại cố bẻ lái dư luận mà làm gì? Các bị cáo đã nhận tội, nhưng xem ra các loa đài này cố tình phớt lờ, bất cần biết, cứ nhào ra bênh vực cái đã, còn đúng sai mặc kệ. Có lẽ chúng nó cố vuốt đuôi để kiếm chát thêm vài bài, còn ai đọc, ai nghe thì chẳng quan tâm.
Thiết nghĩ, mức án này cũng là đã nhân văn lắm rồi. Đâu có hành vi sai phạm nào mà thoát khỏi lưới pháp luật đâu, không sóm thì cũng muộn thôi mà. Các anh làm báo chắc hẳn biết nhiều, hiểu nhiều và viết cũng nhiều nên rành hơn ai hết. Tự do ngôn luận là điều cần thiết, nhưng tự do phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Chứ không phải tự do theo kiểu muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, được quyền ngồi xổm trên pháp luật đâu. Thôi các anh cố gắng chấp hành xong án phạt tù mà sớm trở về với gia đình, làm người tử tế, lương thiện, vợ con đang chờ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét