Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

Thành lập “công đoàn độc lập” vì có cơ hội nhận hỗ trợ từ nước ngoài?

 

Thành lập “công đoàn độc lập” vì có cơ hội nhận hỗ trợ từ nước ngoài?


Ngày 29/12/2020, khi rời khỏi EU, nước Anh đã ký kết Hiệp định Tự do Thương mại Anh-Việt (UKVFTA). Tháng 06/2021, nước Anh cũng bắt đầu quá trình đàm phán để gia nhập CPTPP, và kỳ vọng rằng việc đàm phán sẽ hoàn tất trong năm tới. Trước diễn biến này, một số tổ chức chống cộng khoác vỏ bọc “công đoàn độc lập” đã nhìn thấy cơ hội để mở rộng lực lượng. Chẳng hạn, ngày 09/11, tổ chức Nhóm Bạn Công Nhân (trực thuộc Việt Tân) đã đăng lại một bài viết hồi năm ngoái, trong đó họ hô hào rằng đã đến lúc người lao động lập các công đoàn độc lập ở Việt Nam, vì nước ngoài đang cung cấp chỗ dựa và nguồn hỗ trợ cho việc đó.

Cụ thể, trong bài viết có tựa đề “Lợi ích gì cho công nhân & chủ nhân VN khi Anh Quốc tham gia CPTPP và ký kết ‘UK-V’ FTA”, bút danh Đan Tâm viết:

“Thứ năm là trước năm 2021 thì Nhật là nước đứng đầu trong hiệp định CPTPP và có giao thương (trade) lớn nhất với VN so với các nước khác trong hiệp định. Do đó chỉ duy nhất các nghiệp đoàn Nhật có thể làm chỗ dựa quốc tế cho lợi ích chính đáng và quyền của người lao động VN chống lại những vi phạm của các công đoàn quốc doanh của CSVN. Đến năm 2021, sau khi VQ Anh ký kết ký kết UKVFTA và tham gia CPTPP thì chỗ dựa quốc tế của các nghiệp đoàn độc lập và tự do của VN - từ cấp cơ sở cho tới cấp toàn quốc - sẽ gia tăng đáng kể khi các nghiệp đoàn VQ Anh chính thức có quyền hỗ trợ người lao động VN làm việc trong các doanh nghiệp vụ đầu tư của nước Anh tại VN và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa VN bán qua UK.

Tóm lại, dù cho luật Lao động 2019 của VN không cho các nghiệp đoàn độc lập tại các cơ sở kinh doanh VN được quyền liên kết thành các tổ chức cấp tỉnh, cấp vùng hay cấp toàn quốc, nhưng...

Khi các nghiệp đoàn công nhân quốc tế của VQ Anh chính thức có quyền can thiệp vào lãnh vực lao động tại VN chiếu theo CPTPP và UKVFTA thì việc cấm đoán này sẽ không còn hiệu quả.

Nói khác đi là sau khi Anh Quốc gia nhập CPTPP và ký kết UKVFTA, chậm nhất là vào năm 2021, thì VN phải sửa lại bộ luật Lao Động 2019, sao cho người lao động VN có quyền được liên kết các tổ chức lao động do chính họ lập ra ở mọi cấp từ thấp lên cao và được quyền gia nhập các nghiệp đoàn công nhân quốc tế để thăng tiến nghề nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân tại VN. Đã mở cửa làm ăn với các quốc gia tôn trọng quyền lao động của con người như Anh Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ, v.v… thì CSVN phải tuân thủ luật chơi quốc tế vầ Lao Động chứ không thể một mình một chợ ôm giữ quyền lực chi phối và kiểm soát công nhân VN như từ trước năm 2021.”



Dự đoán của Nhóm Bạn Công Nhân có phần hoang tưởng, vì hai lẽ:

Thứ nhất, giới chống cộng cũng đưa ra một dự đoán tương tự khi hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) chuẩn bị có hiệu lực. Hiện nay, khi EVFTA đã có hiệu lực được hơn một năm, các công đoàn Châu Âu đã hỗ trợ Việt Nam được bao nhiêu, và giới chống cộng đã thành lập được bao nhiêu “công đoàn độc lập”? Nếu một năm qua mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ, thì có gì để đảm bảo rằng sự tham gia của nước Anh sẽ tạo nên sự khác biệt hay không?

Thứ hai, khi đưa ra lời kêu gọi thành lập tổ chức vừa nêu, Nhóm Bạn Công Nhân chỉ muốn nước ngoài chi tiền, người lao động Việt Nam cung cấp nhân sự, còn bản thân họ ngồi hưởng. Bản thân Nhóm Bạn Công Nhân không muốn trở thành một “công đoàn độc lập”, vì họ sợ bị bắt. Đây là một cách làm rất khôn, nhưng vì khôn quá nên người lao động Việt Nam cũng không tin họ.

Người lao động Việt Nam nên thành lập công đoàn khi tự mình thấy cần thiết, thay vì lập chỉ để đón lõng một cơ hội từ nước ngoài. Bởi những công đoàn dựa vào nước ngoài để thành lập thì vốn đã không độc lập ngay từ trong trứng.

Không có nhận xét nào: