"TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN" TRỞ THÀNH VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - SAO PHẢI BỎ?
Việc GS. TS Nguyễn Ngọc Thêm phát biểu trong Hội thảo giáo dục năm 2021 với tham luận đề xuất bỏ khái niệm "trồng người", "tiên học lễ hậu học văn" đã và đang gây “shock” đối với các đại biểu trong Hội thảo cũng như người dân.
Sau bài phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Thêm trên mạng xã hội đã có nhiều bài biết phản đối đề xuất hết sức phản khoa học, phản truyền thống trên. Nhân tiện đây, tác giả cũng đưa ra ý kiến về vấn đề trên.
Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Thêm đang hiểu sai về chữ "lễ". Lễ đây không phải là lễ giáo, không phải là hủ tục. Mà ông cần phải hiểu, chữ "lễ" không phải chỉ trong giáo dục mới áp dụng, càng không phải chữ "lễ" chỉ áp dụng trong trường học. Chữ "lễ" mà cha ông ta cả ngàn năm nay áp dụng và vận dụng trong cuộc sống, trong xã hội phải hiểu đây là đạo đức con người. Người có tài mà không có đạo đức thì vứt, bởi vì đức là cái gốc.
Chúng ta có thể hiểu "lễ" còn là đức hạnh của con người. Trong xã hội, trong gia đình, trong trường học hay bất cứ môi trường nào, kể cả trong kinh doanh... đều cần chữ đức. Trong triết lý giáo dục, không chỉ ở nhà trường mà cả trong từng gia đình, cơ quan thì việc đề cao đạo đức , hiếu nghĩa là rất quan trọng và rất cần thiết. Con người trong xã hội mà không có đạo đức thì vứt. Dù ông có tài bao nhiêu mà không đạo đức thì trở thành kẻ phá hoại, kẻ giết người. Không đâm chém thì cũng là kẻ tội đồ.
Lịch sử Việt Nam và thế giới đã có quá nhiều "tấm gương" tối của những kẻ có tài mà không có đức thì trở thành tội đồ của dân tộc, tội đồ của nhân loại. Chắc hẳn mọi người ai cũng biết nên tôi không tiện nêu tên. Trong bất cứ thời đại nào, chế độ nào, xã hội văn minh nào thì chữ "lễ" hay còn hiểu là ffạo đức phải được tôn vinh.
Đồng thời, " lễ" ở đây không có nghĩa là trên nói gì dưới phải răm rắp tuân theo. Mà ở đây là sự ràng buộc, quan hệ giữa con người với con người, giữa con cái với cha mẹ, tổ tiên, giữa cấp trên và cấp dưới.
Phải chăng ông Nguyễn Ngọc Thêm đã hiểu sai hoặc cố tình hiểu không đúng để đưa đến một mệnh đề khác lồng trong tham luận của mình: Đó là sự phủ nhận lịch sử, phủ nhận xã hội hiện tại. Hay chăng ông Nguyễn Ngọc Thêm muốn một xã hội không ổn định??? Hay muốn một xã hội bất ổn???
Thật nực cười khi ông Nguyễn Ngọc Thêm còn cho xã hội hiện tại là một "xã hội âm tính"??? Xin lỗi ông Nguyễn Ngọc Thêm, tôi tra từ điển tiếng Việt, không hề có một từ nào gọi là "xã hội âm tính" cả. Đến đây tôi có thể hiểu thâm ý của ông: Muốn phá bỏ tất cả, muốn làm đảo lộn trật tự xã hội???
Nếu ông muốn phản biện xã hội thì không có ai cấm ông đâu, nhưng với trình độ và độ tuổi như ông mà phát biểu như vậy thì cũng nên vứt bỏ, xã hội nên thải loại. Ông càng phát biểu thì càng lộ rõ mặt bản chất của một trí thức lưu manh, rởm đời, phản khoa học, phản giáo dục. Tôi dám nói với ông điều đó, bởi đây không phải lần đầu tiên ông nói, ông viết, ông phát biểu như một kẻ xuyên tạc văn hóa Việt cao cấp trên các diễn đàn xã hội và khoa học.
Ông Nguyễn Ngọc Thêm cần phải nhớ rằng: "Tiên học lễ hậu học văn" đã có cả ngàn năm trong xã hội Việt Nam. Mà cái gì nhân dân chấp nhận, thì nó sẽ tồn tại, chính nhân dân mới là người sàng lọc và phát triển. Văn hóa còn thì dân tộc còn. Mọi thứ có thể thay đổi nhưng văn hóa luôn tồn tại cùng dân tộc. "Tiên học lễ, hậu học văn" đã là văn hóa của dân tộc Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét