Được biết, từ ngày 6/11/2021, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chính thức được đưa vào vận hành. người dân được sử dụng dịch vụ hoàn toàn miễn phí trong vòng 15 ngày. Nhiều người đã chia sẻ trải nghiệm của mình khi tham gia phương tiện công cộng được chờ đợi bậc nhất này trên các trang mạng xã hội một cách vui vẻ, hào hứng. Việc vận hành tàu trên cao không những làm giảm ùn tắc giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân và giảm ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần thay đổi thói quen tham gia giao thông với người Hà Nội. 

Tuy nhiên, trái với sự mong mỏi của đại đa số người dân thủ đô, phường zận chủ trong và ngoài nước lại thể hiện thái độ hằn học thường thấy. Sau những chiêu trò tung tin đồn nhảm có F0 đi tàu, kêu gọi người dân thủ đô tẩy chay tuyến đường sắt trên cao thất bại khi ngay từ ngày đầu khai trương, các ga tàu trên cao đã đón hàng nghìn lượt khách, giới zận chủ lại tiếp tục giở trò xuyên tạc. Mới đây, “Việt Tân” và “BBC Tiếng Việt” đã đăng tải những hình ảnh, bình luận từ việc cắt ghép hình ảnh từ quá trình diễn tập phương án xảy ra sự cố từ năm 2020 đến việc cho rằng tàu chạy với tốc độ “nhanh hơn rùa một chút” hay “như con sâu, xấu đau xấu đớn”...

Đường sắt trên cao có "nhanh hơn rùa một chút" như BBC nói không? Chắc đùa hoặc các nhà zân chủ nhìn nhầm khi tàu chuẩn bị khởi hành hay đang hãm phanh để dừng lại thôi chứ!

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, chiều dài chính tuyến 13,5km, toàn bộ đi trên cao, trong đó điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa, trên tuyến có 12 nhà ga trên cao, 1 khu depot, khai thác 13 đoàn tàu; dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác 35km/giờ và thời gian chạy tàu từ điểm đầu Cát Linh đến điểm cuối tại Yên Nghĩa - Hà Đông hoặc ngược lại là hơn 23 phút. 

Trong những ngày vận hành vừa qua, vào khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn và trong giờ bình thường, các đoàn tàu được khai thác tần suất 10 phút/chuyến với lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Như vậy, bình quân khoảng 1km là 1 nhà ga dừng đón/trả khách và phối hợp nhịp nhàng cho 2 chiều (ngược nhau) cùng vào và cùng ra khỏi nhà ga tại cùng 1 thời điểm, để khách có thể chuyển hướng đi. Với đặc thù của tuyến đường sắt trên cao thì tốc độ như trên là hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn, tương đồng với tốc độ của các tuyến đường sắt trên cao ở các quốc gia có "bề dày", "kinh nghiệm" như Nhật Bản, Trung Quốc... 

Vì thế, các nhà zận chủ cần cẩn trọng khi phán tốc độ của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là “nhanh hơn rùa một chút” bởi như thế khác nào đang "chê" người Trung Quốc, Nhật Bản bấy lâu nay vẫn sinh hoạt lề mề, thiếu tác phong công nghiệp.

Còn về vấn đề, đường sắt trên cao có "như con sâu, xấu đau, xấu đớn" như Việt Tân nói không? Xin thưa, trong con mắt của đám khủng bố, phản động này, ở Việt Nam chẳng có bất cứ thứ gì đẹp đẽ, đáng yêu cả. Với tư tưởng hẹp hòi, thiếu thiện cảm hay nói trắng ra là thù địch, Việt Tân luôn tìm cách đổi trắng, thay đen mọi vấn đề ở Việt Nam. Thế mới nói, cái sự đẹp hay xấu đều do cách cảm nhận, đánh giá, do tình cảm sự yêu ghét của từng đối tượng. 

Nên nhớ ở Nhật và cả Trung Quốc vốn là các quốc gia rất phát triển với các hạng mục giao thông tương tự, chưa từng có ai chê những tuyến đường trên cao xấu cả. Ngay cả ở Việt Nam thì cảm nhận của người dân, nhận xét từ những người khách trực tiếp tham gia trải nghiệm mới là điều quan trọng chứ không phải từ "cái mồm" của phường zân chủ.