Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Chính quyền Việt Nam có thực sự bắt giam nhiều nhà báo?

 Chính quyền Việt Nam có thực sự bắt giam nhiều nhà báo?


Vừa qua, trong bản báo cáo của tổ chức Ủy ban bảo vệ ký giả CPJ với tên gọi là “báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021” đã xuất hiện nhiều luận điệu vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do báo chí. Theo đó, CPJ xếp “Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập” cũng như nhận định “Chính quyền Hà Nội bị liệt vào nhóm bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới, với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau”...


Được CPJ bật đèn xanh, các báo đài hải ngoại thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, VOA, BBC... liên tục có những bài viết, chia sẻ bình luận theo dạng xuyên tạc nhằm cổ xúy cho những đối tượng có những hành vi chống phá Đảng, Nhà nước ta.


Điều dễ dàng nhận ra là bản danh sách "các nhà báo" bị bắt giam mà CPJ đưa ra hầu hết là các phần tử cơ hội chính trị, các nhà zân chủ có thâm niên hoạt động chống phá. Có thể kể đến như Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất (03 nhân vật trong ảnh) là các “cộng tác viên” của Đài Á châu tự do RFA. Và như để "minh chứng" rõ hơn việc chính quyền ta giam giữ mấy kẻ vi phạm pháp luật mà được giới zân chủ tự phong là "nhà báo", Đài RFA đã thực hiện phỏng vấn với Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật khoa Tạp chí vốn là đồng đảng của nữ zận chủ Phạm Đoan Trang.


Trả lời phỏng vấn RFA, Trịnh Hữu Long nói: “Tôi nghĩ rằng đây là một cái bản danh sách, hay có thể nói là "bản thành tích" cực kỳ đáng xấu hổ, cực kỳ đáng lên án của chính quyền Việt Nam. Và một điều vô cùng đau lòng nữa là trong danh sách này có một người đồng nghiệp cực kỳ thân thiết của tôi là nhà báo Phạm Đoan Trang, người đã cùng tôi lập ra tờ Luật Khoa. Thế thì tôi nghĩ rằng nó cho thấy một vấn đề rất là lớn của đất nước chúng ta là cái việc hình sự hoá hành vi ngôn luận, trong đó có hành vi ngôn luận của nhà báo”. Những phát biểu của Trịnh Hữu Long hoàn toàn mang tính chất quy chụp, đặt điều về tự do báo chí tại Việt Nam bởi trên thực tế những người như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất hoàn toàn không phải là các nhà báo.


Thực tế, những người vừa kể trên hoàn toàn không có bằng cấp, không có chuyên môn nghiệp vụ báo chí, không được đào tạo về báo chí. Hoàn toàn không có bất cứ một tổ chức, cá nhân nào trong nước thừa nhận "tư cách nhà báo" của những người này, có chăng là danh hão, danh phong tự xưng của phường zận chủ với nhau. Chẳng nhẽ cứ đăng dăm ba bài viết ba lăng nhăng, xuyên tạc, bịa đặt trên mấy trang "báo lá cải" thì sẽ thành nhà báo.


Chính quyền Việt Nam có thực sự bắt giam nhiều nhà báo? Xin thưa, hoàn toàn không có chuyện phóng viên hay nhà báo phản ánh những vấn đề tiêu cực bị bắt giam ở Việt Nam. Những người bị giam giữ thực chất là những kẻ lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để hoạt động chống phá chính quyền. Họ đều là những người vi phạm pháp luật nên mới bị cơ quan chức năng điều tra, xử lý.


Ủy ban bảo vệ ký giả CPJ cũng như đài RFA đang cố tình lập lờ, lèo lái dư luận đánh đồng giữa các thành phần cơ hội chính trị, vi phạm pháp luật với các nhà báo để gây sự chú ý của cộng đồng dư luận trong và ngoài nước về những vấn đề dân chủ, nhân quyền. Khổ nỗi, họ quên mất một điều rằng ở Việt Nam mà không có tự do, không có nhân quyền thì chẳng nơi nào trên thế giới có được điều đó.


Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26: "Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn, áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ lại ai phía sau". Dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam được thể hiện bằng những điều thực tế nhất chứ không phải từ những tài liệu, những con số, những minh chứng mà một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện cảm với chúng ta đưa ra, thủ tướng cam kết "Tôi sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai trên thế giới về vấn đề nhân quyền". Thế nên nếu thực sự CPJ muốn được công nhận là tổ chức tầm cỡ quốc tế, có uy tín, có tầm ảnh hưởng thì các ông nên có những góp ý, trao đổi, đối thoại một cách chính thống.

Không có nhận xét nào: