Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Nguyễn Xuân Diện muốn bỏ kinh tế thị trường?

 

Nguyễn Xuân Diện muốn bỏ kinh tế thị trường?


Trong 20 ngày đầu tháng 12/2021, hàng nghìn container chở nông sản Việt Nam để xuất sang Trung Quốc đã ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Trong khi diễn biến này để lại nhiều nỗi lo cho người nông dân, các nhà dân chửi lại nhìn nó như một cơ hội để công kích chế độ. Chẳng hạn, Nguyễn Xuân Diện – một tiến sĩ nổi tiếng nhờ chống Trung Quốc và tai tiếng nhờ đạo văn – đưa ra lời bình phẩm:

“Bộ Nông nghiệp và PTNT phải chịu trách nhiệm chính, vì hiện tượng này xảy ra thường xuyên từ nhiều năm nay. Tại sao không xuất ra nước khác, tại sao không phát triển nhà máy bảo quản, chế biến hoa quả nông sản thành các sản phẩm hoàn thiện có giá trị cao,….”



Dù được nhiều nhà dân chửi tung hô, status của ông Diện có hai điểm ngớ ngẩn.

Thứ nhất, nó bắt lỗi chế độ bằng những lập luận vô lý. Trong trật tự kinh tế thị trường, việc phát triển sản phẩm và chọn đầu ra cho hàng hóa là trách nhiệm của doanh nghiệp hay của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn? Hàng hóa Việt Nam được bán sang nước nào là do bài toán tối đa hóa lợi nhuận, hay do lòng yêu nước và “tinh thần căm thù Trung Quốc”? Dù cơ quan quản lý có vai trò định hướng và điều tiết, đó là trách nhiệm của Bộ Công thương hay Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn? Khi “đấu tranh dân chủ”, Nguyễn Xuân Diện chấp nhận quy luật kinh tế thị trường hay muốn đưa cả nước về thời bao cấp?

Thứ hai, trong khi Diện chỉ trích nhà nước Việt Nam, thì thương mại Mỹ-Trung đang liên tục tăng trưởng mạnh, và thâm hụt thương mại của Mỹ cũng thế. Một bài trên trang CafeF hồi tháng 10 có đoạn:

“Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 8 tăng lên mức cao kỷ lục khi mà người tiêu dùng Mỹ tiếp tục quan tâm đến hàng hóa nhập khẩu ví như các sản phẩm dược phẩm, đồ chơi và quần áo, theo tin từ Wall Street Journal.

Bộ Thương mại Mỹ vào ngày thứ Ba cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa dịch vụ Mỹ tháng 8 tăng lên mức 73,3 tỷ USD từ mức 70,3 tỷ USD của tháng 7 khi mà biến chủng delta lây lan mạnh, ngoài ra, nhiều yếu tố liên quan đến nguồn cung gây ra nhiều sức ép lên thương mại toàn cầu.

Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 8 như vậy cao hơn kỷ lục trước 73,2 tỷ USD vào tháng 6. Nhập khẩu hàng hóa Mỹ tháng 8 tăng 1,4% lên 287 tỷ USD đồng thời là một mức kỷ lục, nó phản ánh cho việc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của Mỹ tăng lên, ngoài ra nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng nhập mạnh các sản phẩm hàng hóa công nghiệp.”

Với những biểu hiện trên, ông Diện có nghĩ nước Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc không? Và ông có dám kêu gọi chính quyền Mỹ ngăn cản thương mại với Trung Quốc, bất kể những hệ quả mà doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải gánh chịu? Nếu không dám, thì tại sao ông lại làm thế với người Việt Nam? Vì lòng yêu nước của các nhà dân chửi chỉ đơn giản là chửi bừa, không nghĩ đến việc xây dựng, cũng không nghĩ đến hậu quả mà người khác phải gánh chịu?

Không có nhận xét nào: