Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG QUÂN TRUNG QUÔC XÂM LƯỢC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU NƯỚC

 

CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG QUÂN TRUNG QUÔC XÂM LƯỢC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU NƯỚC

Ngày hôm nay là ngày đánh dấu 43 năm quân Trung Quốc nổ sung tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, nhân dân ta lại bước vào một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc. Một đất nước vừa trải qua cuộc chiến 21 năm chống ngoại xâm để thống nhất non Sông, giang sơn thu về một mối, vết thương chưa lành, kinh tế chưa phục hồi đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn thì biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng, kẻ thù buộc chúng ta cầm sung để bảo vệ đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Polpot. Đúng lúc này biên giới phía Bắc lợi dụng tình hình nước ta đang dồn sức cho cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam thì quân đội Trung Quốc đã nổ súng tấn công một loạt các tỉnh biên giới phía Bắc.

CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG QUÂN TRUNG QUÔC XÂM LƯỢC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU NƯỚC

Ảnh: Hiểu đúng về cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới 

Cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở Biên giới phía Bắc nhất là mặt trận Vị Xuyên cho đến bây giờ dù có gian khổ, hy sinh ác liệt tới đâu thì cũng chỉ có những người lính trên các mặt trận thuộc 6 tỉnh Biên giới mới biết và mới hiểu, kể cả lớp người sau chiến tranh ngày nay may chăng họ chỉ biết tới trận chiến ngày 17/2/1979, còn những trận chiến ngày 28/4/1984 và 12/7/1984 được coi là ngày giỗ trận trên mặt trận Vị Xuyên và cho đến hết năm 1989, họ đâu biết được. 43 năm đã qua (17/2/1979-17/2/2022), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Năm tháng chiến tranh đã qua đi nhưng những giai điệu về một giai đoạn lịch sử khốc liệt nhưng đầy hào hùng của dân tộc sẽ vẫn còn vang mãi. Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta không bao giờ lãng quên cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Cuộc chiến đấu chính nghĩa này là một trong những trang sử vàng oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó, không ai được phép lãng quên những ngày tháng 2 lịch sử ấy. Đây cũng là chủ trương nhất quán đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nhiều lần khẳng định. Năm 2014, trong Hội nghị bàn về Quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Chính phủ, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”.  Để tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể xây đài tưởng niệm, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, như xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào hùng của dân tộc ta được phản ánh sinh động trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Tiêu biểu như tiểu thuyết “Đêm tháng Hai” của nhà văn Chu Lai, “Mình và họ” của nhà văn Nguyễn Bình Phương, “Xác phàm” của nhà văn Nguyễn Đình Tú…; bộ phim “Đất mẹ” của đạo diễn Hải Ninh, “Thị xã trong tầm tay” của đạo diễn Đặng Nhật Minh…; các bài hát “Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Lời tạm biệt lúc lên đường” của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” của nhạc sĩ Hồng Đăng, “Những đôi mắt mang hình viên đạn” của nhạc sĩ Trần Tiến và “Hát về anh” của nhạc sĩ Thế Hiển,…

Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia. Sự thật lịch sử là không thể bóp méo hoặc đảo ngược, và là một dấu mốc khắc ghi trong lịch sử 4.000 năm dựng nước giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam./.

Không có nhận xét nào: