CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG VIỆC BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG BỊ BẮT ĐỂ CHỐNG NHÀ NƯỚC
Bà Nguyễn Phương Hằng bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng để phục vụ điều tra. Đây là thông tin thu hút sự chú ý của dư luận nhất mấy ngày qua.
Cộng đồng mạng và ngoài đời thực cũng bị chia rẽ với thông tin này, người thì ủng hộ, hả hê, người thì buồn và tiếc cho chị Hằng.
Và theo đúng quy luật, với những tổ chức phản động chống phá như Việt Tân hay số nhà “dân chủ” cấp tiến trong nước, những gì dư luận đang quan tâm thì chúng triệt để lợi dụng.
Nhận biết rằng có một số đông người vốn dĩ có thiện cảm với chị Hằng, ủng hộ chị Hằng, nhất là ở giai đoạn đầu khi chị Hằng vạch trần những khuất tất về chuyện làm từ thiện một số nghệ sĩ bẩn như Hoài Linh hay vụ thần y dỏm Hoàng Yên, các tổ chức, cá nhân chống phá Nhà nước Việt Nam đang xuyên tạc việc chị Phương Hằng bị bắt theo mấy dạng sau:
Thứ nhất, cho rằng việc Công an bắt bà Phương Hằng là vi phạm quyền tự do ngôn luận, là bóp nghẹt quyền tự do dân chủ của người dân.
Thứ hai, cho rằng bà Phương Hằng bị bắt vì bà “dám” tố cáo các lãnh đạo chính quyền như ông Phan Văn Mãi, chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, hô hào, kêu gọi đòi bải bỏ điều 331 Bộ luật hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” .
Về câu chuyện bị bắt của bà Nguyễn Phương Hằng, ai cũng dễ nhận thấy là bà Hằng đã có nhiều hành động và phát ngôn vượt qua giới hạn được pháp luật cho phép.
Đành rằng bà tố cáo, đấu tranh chống tiêu cực. Thế nhưng sau một số điểm tích cực ban đầu khi bà đã đánh động được vụ Hoài Linh, Hoàng Yên, bà tiếp tục tố cáo những nghệ sĩ khác như Thủy Tiên, Công Vinh, Đàm Vĩnh Hưng, rồi cả ông Hiển báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Hàn Ni.
Đáng chú ý là những tố cáo của bà đã được các cơ quan chức năng xác minh và trả lời. Thế nhưng bà vẫn không tin vào kết quả trả lời đó mà tiếp tục livestream và càng về sau bà càng dùng nhiều ngôn từ mang tính xúc phạm, quy kết cá nhân nhiều hơn.
Chưa dừng lại ở đó, bà tiếp tục vu cáo cả lãnh đạo một số tỉnh, thành, rồi cơ quan Công an nhận hối lộ… trong khi không đưa ra được bằng chứng nào.
Những việc làm đó đã xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được pháp luật bảo vệ. Người ta kiện ngược lại bà.
Và đương nhiên, bà phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Bà Hằng có những điểm tích cực khi dám dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực. Thế nhưng, cái dở của bà là không biết điểm dừng và càng về sau thì phương pháp của bàcàng sai.
Đúng-sai trong câu chuyện của bà rất rõ. Và tất nhiên, chúng ta phải hết sức cảnh giác và tỉnh táo với những luận điệu xuyên tạc của những kẻ chống phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét