Hàng loạt giải thưởng nhân quyền cho Đoan Trang: vinh quang hay chỉ là món hàng đắt sâu (show)?
Đúng như khẳng định của ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực nhân quyền trong buổi phỏng vấn trên VOV mới đây, việc trao các giải thưởng cho Phạm Thị Đoan Trang và một số đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước Việt Nam là một ý đồ chính trị nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam: “Qua việc tổ chức trao giải nhân quyền cho Phạm Thị Đoan Trang cho thấy một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam, họ có ý đồ kích động, chống đối phản động trong và ngoài nước, tạo cớ cho một số cá nhân, tổ chức gia tăng các hoạt động chống phá Việt Nam trong thời gian tới. Có thể khẳng định đây là những hoạt động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”.
Ông Nguyễn Văn Kỷ đã chỉ ra đúng bản chất của những giải thưởng nhân quyền này. Đó là chiêu thức mà chiến lược gia phương Tây xác lập dành cho những công dân đất nước mà Phương Tây cho rằng cần can thiệp chính trị, cần lật đổ chính phủ hiện tại để lập ra chính phủ thân phương Tây ở đó để thao túng.
Các giải thưởng nhân quyền này thường được cơ quan nhân danh ngoại giao, bảo vệ nhân quyền, cổ súy dân chủ phương Tây đích danh trao giải hoặc chính phủ đổ tiền đầu tư cho các quỹ dân chủ, tổ chức phi Chính phủ tạo ra các giải thưởng này, biến nó thành một “thị trường” sôi động, len lỏi vào mọi ngóc ngách để tìm ra, đánh bóng tên tuổi, vinh danh nhân tố mà họ cho rằng cần được “nhân rộng”, là cái cớ để can thiệp chính trị, là bằng chứng vu cáo về ngoại giao trên trường quốc tế.
Vậy nên kẻ chống phá Nhà nước càng có bề dày, án tích càng nặng, càng có ảnh hưởng trong giới chống đối…thì càng được săn sóc và chọn lựa trao giải nhân quyền “có giá” hơn những giải thưởng nhân quyền khác.
Còn nhớ, khi Phạm Thị Đoan Trang chưa “nhập kho”, cũng từng được tổ chức phản động nhân quyền “hữu danh vô thực” như Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (nhóm phản động cờ vàng lập ra, quyên tiền và trao giải hàng năm cho số tù tội trong nước) đưa ra so sánh với Cấn Thị Thêu – một dân khiếu kiện dân trí thấp, hành xử côn đồ. Sau một hồi so sánh “giá trị”, “nâng lên đặt xuống” thì Đoan Trang vẫn bị loại và được tổ chức trên trao cho cái giải động viên. Rút cục, dù được xem là có trình độ, có nhiều đóng góp, có nhiều ảnh hưởng hơn những kẻ cùng xét giải, nhưng Đoan Trang vẫn trượt vì chưa đủ “xứng đáng”, bản chất chưa có “thâm niên đi tù”. Bất bình về điều này, Đoan Trang từng nhiều lần bộc bạch sự bất mãn khi chúng bị xem như “món hàng” ngoại giao và trưng bày của các Chính phủ “buôn nhân quyền”.
Cụ thể, trong một clip được phổ biến sau khi Trang bị bắt hồi tháng 10/2020, Đoan Trang nói như sau:
“Từ lâu tôi đã để ý một đặc điểm của phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam: Đó là các nhà hoạt động cứ tham gia hoạt động một thời gian rồi bị bắt đi tù. Sau đó cộng đồng dư luận trong nước cũng như dư luận hải ngoại lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người đó, Free X, Free Y, Free X, v.v. Một thời gian thì họ được trả tự do, họ đi nước ngoài, thế là hết. Khép lại vòng đời của một nhà hoạt động. (…) vòng đời hoạt động của một nhà hoạt động ngắn quá, không đủ để, mặc dù nó có ý nghĩa nhưng không đủ để tạo ra một sự thay đổi nào cả.
Và càng ngày tôi càng nhận ra một điều, (…) là chính quyền cộng sản Việt Nam lợi dụng chuyện đó. Thay vì tiến hành những cải cách lớn, (…) mang tính toàn diện và cách mạng (…) thì họ chỉ đơn giản là (…) bắt một cá nhân nào đấy rồi thả. Thế là được tiếng tôn trọng nhân quyền, tôn trọng các cam kết quốc tế. (…) Vậy có lợi như vậy thì tại sao không bắt? Tại sao không tiếp tục cái việc là cứ bắt rồi người ta kêu gọi thả thì lại thả, đổi lấy một số cái điều ước quốc tế, một số hiệp định thương mại, một số thỏa thuận, một số hợp đồng bán vũ khí nào đấy với nước ngoài? (…) bao nhiêu năm qua cuộc đấu tranh vẫn vậy, tình hình vẫn vậy. Không thay đổi gì hết.
(…) Chúng tôi không phải là hàng hóa để nhà nước cộng sản đem mặc cả với nước ngoài để đổi lấy các hiệp định thương mại hay là các thỏa thuận này nọ (…) Chúng tôi không chấp nhận cái địa vị hàng hóa đó.”
Đúng như một blogger nào đó từng bình phẩm, giải thưởng nhân quyền cũng tương tự như danh xưng “tù nhân lương tâm”. Phàm phải vào tù mới “xứng đáng” nhận giải, càng là “tù nhân lương tâm” nổi tiếng, càng được nhiều giải thưởng khủng hơn. Thân phận hàng hóa này có phải là cái “vinh quang” hay đơn thuần chỉ là những mắt xích quan trọng trong cái thị trường buôn bán nhân quyền, và kiếm lợi từ nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét