Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

RFA LẠI XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

 

RFA LẠI XUYÊN TẠC VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

Thời gian qua, việc xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng đã được các thế lực thù địch tăng cường tiến hành triển khai thông qua các trang mạng, blog, mạng xã hội… qua đó thực hiện âm mưu hạ thấp vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Mới đây trên trang RFA, một đài có thâm niên trong reo rắc các tư tưởng chống Việt Nam, đã có bài viết “Lý giải việc một loạt tướng, tá quân đội và công an bị kỷ luật” và đây chính là minh chứng rõ ràng cho thủ đoạn xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, RFA nhắc đến các vụ việc thời gian gần đây có liên quan đến lực lượng Công an, Quân đội như: vụ việc sai phạm tại Học viện Quân y liên quan kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á; vụ sai phạm liên quan đến đất đai và buôn lậu của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang; vụ đánh bạc trên mạng liên quan đến hai tướng Công an; hay những sai phạm liên quan đến một số cá nhân trong lực lượng Cảnh sát biển.

Lợi dụng các vụ việc trên, RFA xuyên tạc với những luận điệu hết sức vô căn cứ như: “đây là hệ quả tất yếu của một nhà nước không có sự kiểm sát chéo về quyền lực dẫn đến việc mạnh ai nấy ăn”; “Dù có xử họ bao nhiêu năm tù thì cũng không giải quyết được vấn đề tham nhũng, bởi mô hình tổ chức Nhà nước độc đảng toàn trị và hệ thống pháp luật, pháp lý hiện nay không hề tương thích cho việc chống tham nhũng”; hay quy kết rằng tham nhũng là “bệnh hệ thống’, ‘bệnh của thể chế’ khi mà quyền lực không được kiểm soát; không có đối lập; không có báo chí tự do”…

RFA xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Đó là một số luận điệu phổ biến mà các đối tượng thường xuyên sử dụng để xuyên tạc bản chất công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước thời gian qua, mỗi người đọc cần phải có một cái nhìn thông thái để hiểu rõ bản chất:

Cần hiểu rằng tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, gắn liền với quyền lực nhà nước. Khi nào xã hội còn tư hữu và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, các giai cấp khác nhau thì tham nhũng còn xuất hiện, tồn tại ở những mức độ và tính chất nhất định. Ở đâu có quyền lực, có tổ chức nhà nước mà bị tha hóa, không kiểm soát được quyền lực, minh bạch hoạt động thì nguy cơ tham nhũng đều có thể xảy ra. Do đó, dù là hình thức nhà nước nào, thể chế chính trị nào, tham nhũng đều tồn tại. Thực tế, tham nhũng có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và các nước đều đặc biệt quan tâm tìm cách thức để phòng ngừa, xây dựng thiết chế ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi.

Luận điệu cho rằng “tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam” là một sự quy chụp, xuyên tạc, vô căn cứ. Nhà nước pháp quyền XHCN là thống nhất, trong đó, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân cấp, phân quyền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Tòa án xét xử dựa trên hành vi, chứng cứ phạm tội, chứ không phải “xét xử theo lệnh của Đảng” như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thực chất luận điệu xuyên tạc này nhằm tuyên truyền, cổ xúy cho nhà nước tam quyền phân lập.

Cách mà các đối tượng đang sử dụng để xuyên tạc nói đơn giản là đang cố tình quy chụp, biến sai phạm phải xử lý của một số cá nhân, đơn vị thành bản chất mặc định của cả hệ thống chính trị. Đó là sự quy chụp hết sức vô lý, vô căn cứ.

Cần khách quan nhìn nhận rằng, trong bất kỳ xã hội nào, chế độ nào cũng đều tồn tại tính chất hai mặt, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được thì vẫn phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhưng chung quy không thể lấy các sự việc, hiện tượng đơn thuần để quy kết thành bản chất vấn đề, không thể dùng cái đơn lẻ để quy chụp thành hệ thống. Vì vậy, từ một số kết quả trong công tác phòng chống tham nhũng hay một số vụ việc, vụ án điển hình về tham nhũng không thể gán ghép, suy diễn thành những vấn đề chính trị lớn trong xã hội, đó càng không thể đại diện cho bản chất chế độ Xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Mô hình nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước XHCN, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và những giá trị tiến bộ, phù hợp với lý luận về nhà nước pháp quyền của nhân loại. Nguyên tắc là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Điều này hoàn toàn phù hợp với thể chế chính trị của nước ta và đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.

Thủ đoạn RFA sử dụng để xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Việt Nam đã rất cũ, tuy nhiên thời gian qua lại được tăng cường sử dụng với tần suất cao thông qua lợi dụng sự phổ biến của mạng xã hội. Do đó, mỗi người dân hãy nâng cao cảnh giác và tiếp cận thông tin một cách sáng suốt, có chọn lọc; đồng thời cần phát huy vai trò của mình phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, âm mưu chính trị đen tối nhằm bôi nhọ chế độ của Việt Nam./.

 

Không có nhận xét nào: