Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

Chiến tranh Nga-Ukraine có khiến giới dân chửi vỡ trận?

 

Chiến tranh Nga-Ukraine có khiến giới dân chửi vỡ trận?


Khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ, giới dân chửi đã xem nó như một cơ hội vàng. Họ tin rằng nó sẽ giúp “khối tự do”, vốn đã quá bệ rạc và thất tín từ 10 năm nay, trở lại trạng thái đoàn kết và có chính nghĩa. Họ cũng tin rằng nó sẽ mở màn cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 3, trong đó NATO đánh bại Nga và Trung Quốc bằng vũ lực, khiến chế độ ở Việt Nam sụp đổ theo, rồi Mỹ đưa họ lên nắm quyền. Chính vì những tầm nhìn mang màu sắc của chủ nghĩa cơ hội này, mà họ dồn toàn lực để đưa tin về cuộc chiến, đồng thời chê bai mọi quốc gia không ra mặt ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến.

Nhưng tính toán của họ liệu có sai, như điều vẫn thường xảy ra từ trước đến nay? Có hai sự kiện trong tháng này đã cho thấy khả năng đó.



Thứ nhất, Trung Quốc không những không chống lại NATO trong cuộc chiến, mà còn tìm cách lợi dụng cả hai phe. Nhiều bài phân tích đã chỉ ra rằng họ đang trở thành cổng nối giữa các ngân hàng Nga và hệ thống ngân hàng trên toàn cầu, nhờ đó vừa kiếm lợi, vừa giúp Nga sống sót qua các đòn trừng phạt của phương Tây để kéo dài cuộc chiến. Mặt khác, họ cũng đang lợi dụng nguy cơ suy thoái kinh tế từ cuộc chiến để xích lại gần EU, qua đó xóa bỏ những gì mà Mỹ đã đạt được nhờ cuộc chiến tranh thương mại mấy năm vừa qua. Khi phát biểu tại hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc - EU lần thứ 23, được tổ chức hôm 01/04, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi hai bên tăng cường trao đổi quan hệ, trao đổi các vấn đề lớn liên quan đến hòa bình và phát triển thế giới, cũng như đóng vai trò xây dựng trong một thế giới đầy biến động. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng kêu gọi hai bên tăng cường đối thoại và phối hợp, củng cố hợp tác thiết thực, duy trì hòa bình và ổn định nền kinh tế thế giới. Vậy là sau khi Mỹ mất công biến Trung Quốc thành kẻ thù của phương Tây, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang cho Trung Quốc cơ hội để diễn cái vai “bảo vệ hòa bình thế giới”.

Trong khi đó, Hội Nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với lãnh đạo của 10 nước trong khối ASEAN, dự kiến diễn ra vào hai ngày 28 và 29/03/2022 sau hơn 2 năm gián đoạn vì đại dịch, rốt cuộc đã bị trì hoãn vô thời hạn. Lý do là có 3 nước ASEAN đề nghị họp sớm vào hai ngày 26 và 27/03, trong khi Mỹ không thể đáp ứng, vì khi đó ông Biden đang ở Châu Âu để thảo luận về cuộc chiến Nga-Ukraine. Dường như sau khi bị phân tán trên hai mặt trận, Mỹ đã buộc phải tạm bỏ mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương để tập trung vào mặt trận Châu Âu. Đây là thành tích của đợt sóng truyền thông “cả thế giới vì Ukraine”, trong đó giới dân chửi người Việt cũng góp mặt.

Lâu nay, xung đột Mỹ-Trung vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược của giới dân chửi. Khi cuộc xung đột này hạ nhiệt, họ biết phải làm sao?

Không có nhận xét nào: