Báo Mỹ: Việt Nam – quốc gia đặc biệt của Mỹ giữa một thế giới “hỗn loạn”
Nhân sự kiện Hội Nghị Mỹ-ASEAN đang diễn ra có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, CSIS-Chuyên trang của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược nổi tiếng tại Mỹ đã đăng tải bài phân tích mới với tựa đề: “The U.S.-Vietnam Partnership in a Complex World” (Quan hệ đối tác Việt-Mỹ trong một thế giới phức tạp), qua đó nói về vị thế đặc biệt của Việt Nam đối với Mỹ trong những năm gần đây.
Sau đây, xin được lược dịch bài viết của chuyên gia Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, trụ sở Washington, Mỹ):
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang diễn ra tại Washington DC. Đây được cho là cơ hội tốt để Mỹ cũng cố và nâng tầm quan hệ song phương với các đối tác chiến lược quan trọng tại khu vực, trong đó có Việt Nam.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến công du đầu tiên tới Mỹ để dự Hội nghị thượng đỉnh và phát biểu trước công chúng tại CSIS. Tại cuộc gặp, hai bên sẽ tập trung giải quyết các vấn đề bao gồm kinh tế thương mại, phục hồi sau Covid-19, tăng cường tình hữu nghị nhân dân và lịch sử hình thành quan hệ đối tác.
Hợp tác Thương mại và Khí hậu
Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận thương mại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, các đối tác trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã thúc ép Mỹ đưa ra một chiến lược kinh tế mới cho khu vực. Để đưa ra câu trả lời, chính quyền ngài của ngài Biden đã tung ra chính sách có tên là: “ Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF)”. Theo CSIS, sự tham gia của Việt Nam và các nền kinh tế Đông Nam Á lớn khác trong Hội nghị lần này sẽ một có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Mỹ.
Dễ dàng nhận thấy, với vai trò mới nổi trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao và chuyển đổi sản xuất năng lượng nhiệt điện, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng của các quốc gia quan tâm đến vấn đề này. Với tư cách là một đối tác quan trọng, Mỹ không chỉ là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, mà còn là nước tạo rất nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiếp theo, khi nói đến cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, vấn đề đầu tiên cần nhắc đến đó là việc xử lý chất thải Carbon, bởi Việt Nam hiện là nước cần sử dụng nguồn điện rất lớn, nhưng đa phần nguồn điện đó đều được sản xuất từ than. Trong Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố mục tiêu trung hòa khí thải Carbon của Việt Nam vào năm 2050. Theo đó, Việt Nam cam kết mở rộng sản xuất điện gió và năng lượng mặt trời, đồng thời muốn tăng cường việc sử dụng khí đốt tự nhiên ngoài khơi và khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu.
Hiện Việt Nam vẫn chưa có khả năng ký kết một hiệp định thương mại kỹ thuật số riêng biệt do thiếu khả năng tiếp cận thị trường, nên việc Mỹ mời Việt Nam tham gia vào các cuộc hội thảo là cực kỳ hợp lý. Bởi thời điểm hiện tại, Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề quản trị kỹ thuật số, đồng thời thể hiện quan điểm muốn tuân theo mô hình của Trung Quốc về các tiêu chuẩn hóa dữ liệu và xử lý các luồng dữ liệu xuyên quốc gia.
Hợp tác phục hồi sau Covid-19
Với gần 40 triệu liều đã được triển khai, Việt Nam hiện là nước nhận tài trợ vaccine Covid-19 nhiều thứ ba của Mỹ. Sau 3 năm kể từ khi dịch bệnh diễn ra, đến nay 80% người dân của Việt Nam đã được tiêm vaccine đầy đủ mặc dù dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trước tình hình này, Mỹ vẫn tiếp tục cung cấp vaccine cho Việt Nam và có thể mở rộng ra khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Với các cơ chế hỗ trợ và phân phối nguồn cung vaccine tăng cường, đây sẽ là tiền đề để Việt Nam duy trì các chính sách sống chung với Covid-19 và phục hồi kinh tế xã hội sau đại dịch.
Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh
Không thể phủ nhận rằng, những nỗ lực của cả hai bên trong quá trình khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại đã góp phần củng cố và phát triển hơn mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt Nam. Sự hỗ trợ của Việt Nam đối với Mỹ trong quá trình tìm kiếm hài cốt quân nhân chính là chìa khóa cho việc bình thường hóa quan hệ từ năm 1990. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ liên tục của Mỹ trong việc rà phá bom mìn và xử lý ô nhiễm Dioxin (Chất độc da cam) đã cho phép quan hệ hai bên có những bước tiến đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét