Biden đang đổi nhân quyền lấy lợi ích địa chính trị ở Châu Á?
Chuyến thăm Mỹ mới đây của thủ tướng Phạm Minh Chính đã khơi dậy hàng loạt động thái phản đối trong giới dân chửi hải ngoại. Số này bao gồm nhiều cuộc biểu tình, và một bản thông cáo của đảng Việt Tân, trong đó họ đòi nước Mỹ phải gây áp lực lên Việt Nam trong vấn đề nhân quyền và dân chửi. Cho đến nay, chính quyền Mỹ vẫn chưa có bất cứ hồi âm công khai nào trước những đòi hỏi này. Ngược lại, có hai sự kiện cho thấy dường như chúng đã rơi vào đôi tai điếc.
Sự kiện thứ nhất diễn ra hôm 23/05, khi tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch Khuôn khổ Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Thịnh vượng (gọi tắt là IPEF) nhân chuyến thăm Nhật Bản. Khuôn khổ này có 13 quốc gia tham gia, là Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Philippines, Singarpore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, và Malaysia. IPEF tìm cách kết hợp các nước qua các tiêu chuẩn chung được các bên đồng ý trong bốn lĩnh vực, bao gồm kinh tế kỹ thuật số, dây chuyền cung ứng, hạ tầng cơ sở cho năng lượng sạch, và các biện pháp chống tham nhũng. Ngay sau khi ông Biden công bố kế hoạch vừa nêu, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối IPEF và gọi đây là câu lạc bộ đóng với mục đích nhằm thu hút các nước Đông Nam Á “tách khỏi Trung Quốc”.
Như vậy, Mỹ đang mang lợi ích kinh tế đến cho các nước Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, để đổi lấy sự ủng hộ địa chính trị trong khu vực. Nhân quyền rõ ràng có trọng lượng rất nhỏ trong nước cờ này, vì ngoài Việt Nam, nhiều chính phủ khác trong danh sách trên – như Ấn Độ, Phillipines, Thái Lan – cũng đang bị các tổ chức nhân quyền quốc tế công kích. Chẳng có dấu hiệu nào cho thấy những nước này sẽ bị Mỹ cấm vận để trừng phạt vì lý do nhân quyền, như giới dân chửi vẫn thường kỳ vọng.
Giữa chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Phạm Minh Chính và tuyên bố vừa nêu của tổng thống Joe Biden, hôm 22/05, chính phủ Việt Nam đã bắt và truy tố Trương Văn Dũng – một nhà dân chửi năng nổ hiếm hoi còn sót lại trong các hoạt động công khai ở Hà Nội. Như mọi khi, vụ bắt giữ này đã chìm nghỉm, và chẳng có ảnh hưởng gì đến nghị trình của tổng thống Mỹ. Chuyện này trái ngược với tuyên bố của Biden hồi mới đắc cử, rằng ông ta sẽ đưa nhân quyền trở lại làm một vấn đề trung tâm trong quan hệ ngoại giao của Mỹ. Liệu giới dân chửi có nhận ra trách nhiệm của Biden, và biểu tình chống ông ta?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét