Chế độ “sắp sụp đổ” hay đang đứng vững hơn?
Trong những ngày gần đây, thông tin về vụ bắt giữ nhiều quan chức, tướng lĩnh và doanh nhân có sai phạm đã đánh động không ít nhà dân chửi. Nhiều người, như Nguyễn Hoàng Vi, đã nhanh nhảu dự đoán rằng “tình hình hỗn loạn” này cho thấy chế độ sắp sụp đổ. Nhưng thật thú vị, dù giới dân chửi liên tục đưa ra những phát ngôn như vậy, không ai trong số họ nhanh nhảu đi biểu tình, hoặc ký thư ngỏ, kiến nghị, tuyên bố… để tận dụng tình hình. Ngay chính Nguyễn Hoàng Vi cũng chỉ đăng ảnh bếp núc hằng ngày, và không có tí manh động nào. Vì sao lại thế?
Nhìn lại, có thể thấy cái điệp khúc “chế độ sắp sụp đổ” đã được giới dân chửi nhắc đi nhắc lại như vẹt từ hàng chục năm nay. Đó là một lối nói tô hồng tình hình để họ động viên nhau, truyền hy vọng cho nhau, ngăn nhau bỏ cuộc. Dần dần nó thành sáo rỗng, kiểu như một câu nói xã giao. Thực ra chỉ những nhà dân chửi mới vào nghề, hoặc bị xem là “ở vòng ngoài” mới tin rằng chế độ sắp sụp đổ thật.
Còn trong thực tế? Dù các vụ bắt giữ gây náo động trong ngắn hạn, nó có thể cứu chế độ khỏi nhiều nguy cơ khủng hoảng trong tương lai. Nếu trong những năm gần đây, nhiều nhà dân chửi đã dự đoán rằng xã hội Việt Nam có thể rơi vào khủng hoảng vì bong bóng trong thị trường bất động sản và tài chính, thì những vụ bắt giữ vừa qua, cùng những cải cách có thể diễn ra sau đó, đã ngăn chặn nguy cơ này. Trên một vài phương diện, thực ra những lùm xùm hiện nay khiến nhà nước Việt Nam khó sụp đổ hơn trước.
Và dù thế sự biến động thế nào, dường như đó cũng không phải là việc của giới dân chửi. Sau vài năm suy yếu vì Trump và nhà tù, giới dân chửi ở Việt Nam đã trở thành một nhóm người co cụm, không có ảnh hưởng đáng kể, và ngày càng nằm ngoài đời sống chính trị, văn hóa của xã hội. Thời của họ dường như đã qua, dù họ có thể không nhận ra. Chính họ mới là lực lượng đang sụp đổ, sụp đổ một cách im lặng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét