Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

LỊCH SỬ PHẢI LÀ MÔN BẮT BUỘC!

 LỊCH SỬ PHẢI LÀ MÔN BẮT BUỘC!



        Đã định là không viết về vấn đề việc môn học Lịch sử có nên là môn học tự chọn không bởi đã có nhiều bài phân tích khá toàn diện và sâu sắc rồi nhưng lại thấy một số anh chị phát ngôn không thể “ngửi” được nên cũng lấy máy tính ra gõ gõ vài dòng thể hiện quan điểm cá nhân cho mọi người tham khảo.

        Lý do mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cho việc môn lịch sử trở thành môn tự chọn vì kiến thức cơ bản đã được dạy ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở, còn ở Trung học phổ thông chỉ theo hướng giáo dục định hướng nghề nghiệp. Tôi thấy lý do này nó chưa thuyết phục và hợp lý cho lắm.

        Nhưng theo cá nhân tôi, lịch sử phải là môn học bắt buộc. Việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là để chọn nghề, định hướng tương lai. Mà học lịch sử là để nhớ về cội nguồn gốc gác của dân tộc. Một dân tộc mà quên hết đi những gì của lịch sử là họ đang quay lưng lại với quá khứ.


        Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tịch nước nhà Việt Nam”. Điều gì đáng buồn hơn khi nền lịch sử với 4000 đầy tự hào, nhưng không một ai có thể biết về những điều cơ bản nhất. Lịch sử không đơn thuần là việc nhớ những con số, những thời gian biểu mà còn phải hiểu hết giá trị lịch sử, của dân tộc đã trải qua.

        Việc học môn Lịch sử ở mỗi cấp học, có ý nghĩa khác nhau với độ chuyên sâu nó lại khác nhau Từ cấp 1, cấp 2 chúng ta chỉ đơn thuần thấy những cuộc chiến thắng của nhân dân ta trong các cuộc xâm lược mặc chưa hiểu hết được sâu xa những khó khăn, nhưng gian nan mà dân tộc ta đã trải qua. Đó là thứ lịch sử được viết bằng xương, bằng máu.

        Tôi nghĩ rằng ở bậc Trung học phổ thông chính là độ tuổi có nhận thức rõ và sâu sắc nhất. Nên khi học lịch sử sẽ có tư duy nhiều hơn, sử ở cấp 3 cũng hướng đến chuyên sâu hơn. Và cũng tiếp cận với nhiều luồng thông tin trên mạng xã hội, từ đó phân biệt được đâu là chính sử và đâu là ngụy sử. Hiểu lịch sử là phải liền mạch chứ không thể đứt đoạn được, nó phải là quá trình tiếp diễn từ bậc tiểu học đến bậc THPT.

        Chúng ta phải nhìn nhận được bản chất của việc học lịch sử là giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc về một trình dựng nước và giữ nước chứ không phải là học thuộc để thi cử.

        Phải chăng tôi đã lo xa, khi một ngày nào đó lại có một thế hệ như Ukraine bây giờ. Một đám lật sử, phá bỏ những gì mà ông cha ta đã giành lấy. Tôn vinh kẻ địch làm anh hùng, ngoại bang làm đồng minh, mẫu quốc. Đến cả ngày quốc khánh, ngày thống nhất đất nước cũng chẳng nhớ nổi, hay Quang Trung và Nguyễn Huệ là anh em.

        Chúng ta nhớ về quá khứ, để biết chặng lịch sử mà ta đã đi qua, từ đó đúc kết kinh nghiệm, bài học để vận dụng trong tương lại. Còn là nhớ về nguồn gốc, không lãng quên quá khứ. Lịch sử phải được truyền truyền lại quá các thế hệ mới xây dựng được nền tảng tinh thần yêu nước./.

Không có nhận xét nào: