Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

Chuyện lạ có thật: Mỹ không muốn đại diện Cao ủy Nhân quyền LHQ đến điều tra Tân Cương?!?

 

Chuyện lạ có thật: Mỹ không muốn đại diện Cao ủy Nhân quyền LHQ đến điều tra Tân Cương?!?

Ngày 23/05/2022, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet đã đến Trung Quốc để chuẩn bị đi thăm Tân Cương. Kể từ năm 2005, đây là chuyến thăm đầu tiên của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đến Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên là thay vì ủng hộ, nước Mỹ đã phản đối chuyến đi này. Cùng ngày, người phát ngôn ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price đã nói rằng chuyến đi của bà Bachelet là “một sai lầm”. Lý do là nó sẽ không cho bà “bức tranh đầy đủ” về “những hành động tàn bạo, tội ác chống lại loài người và diệt chủng” tại Tân Cương – theo cái nhìn của chính phủ Mỹ.



Nhìn lại, có thể thấy ngày 19/01/2021, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố Trung Quốc phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người với hành động trấn áp nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng sắc tộc thiểu số chủ yếu là người Hồi giáo khác tại khu vực Tân Cương. Đến ngày 23/12/2021, tổng thống Mỹ Joe Biden lại ban hành thêm Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Theo đạo luật này, Tổng thống Mỹ được yêu cầu áp đặt biện pháp trừng phạt đối với quan chức Trung Quốc bị cáo buộc "vi phạm nhân quyền ở Tân Cương". Cần lưu ý rằng những diễn biến này không tách rời cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung do Donald Trump phát động, cùng những lời hứa về chính sách liên quan đến nhân quyền khi Joe Biden mới nhậm chức.

Nhưng nếu chính phủ Mỹ không muốn bất cứ người phương Tây nào – kể cả Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc – đến Tân Cương để xác minh những cáo buộc của họ, thì chúng ta còn cách nào khác để xác minh? Phải chăng cách đúng đắn duy nhất để biết tình hình ở Tân Cương là tin vào những lời tuyên truyền của Mỹ, trong khi chính người Mỹ cũng chưa có mặt ở đó để kiểm chứng? Nếu chuyến đi Tân Cương của bà Bachelet không mang lại “bức tranh đầy đủ”, sao người Mỹ không bổ sung những bằng chứng đáng tin cậy hơn của họ cho bà? Phải chăng những bằng chứng mà họ nắm giữ không có đủ sức nặng để ủng hộ những cáo buộc nghiêm trọng mà họ đã nói?

Hành xử kỳ cục của nước Mỹ trong vụ việc này nhắc chúng ta nhớ đến cáo buộc sai sự thật của họ vào năm 2003, rằng Iraq đang “sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Cáo buộc từ một phía của nước Mỹ rốt cuộc đã dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, khiến hàng trăm nghìn dân thường Iraq thiệt mạng.

Nhìn lại, có thể thấy Mỹ là một trong 4 nước bỏ phiếu chống việc thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2006. Phải chăng Mỹ muốn độc chiếm hai chữ nhân quyền, biến nó thành vũ khí của mình, để nước Mỹ trở thành kẻ duy nhất có thể phán xét cả thế giới về mặt nhân quyền? Để hiểu hơn những mô tả của Mỹ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, người ta cũng cần xe

Không có nhận xét nào: