Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

Hoạt động xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng - câu chuyện muôn thủa


VẠCH TRẦN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG XẤU, THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Mới đây, trên trang Facebook của tổ chức Việt Tân đã đăng tải bài viết với nội dung bôi lem hình ảnh, xúc phạm đến người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung bài viết hoàn toàn là sự bịa đặt, xuyên tạc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong bài viết Việt Tân cho rằng: “Ai cũng biết tham nhũng là do thể chế, nhưng thể chế từ đâu mà ra? Thể chế chính trị hiện nay là do Đảng Cộng sản một tay sắp đặt, không ai có thể can thiệp.”

Khá nực cười, câu “Ai cũng biết” mà Việt Tân muốn nói đến ở đây là nhóm người nào? Thực chất chỉ là nhóm đối tượng chống đối như bản thân tổ chức Việt Tân, chúng lấy hiện tượng làm bản chất, quy chụp, cường điệu hóa cho rằng “tham nhũng” là “bản chất”, là căn bệnh nan y, khó chữa của chế độ độc đảng lãnh đạo. Nên nhớ rằng, tham nhũng, thoái hóa, biến chất là hiện tượng mang tính xã hội, tồn tại ở các quốc gia, do quyền lực Nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, không phân biệt chế độ xã hội, thể chế chính trị nào, chế độ đa đảng hay một đảng. Chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ như những gì mà Việt Tân đã đăng tải. Đó là những chiêu trò “lập lờ đánh lận con đen” để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của những kẻ thiếu thiện chí, có ý đồ xấu với Việt Nam mà thôi.

Thứ hai, Việt Tân cho rằng: “Mặc dù ông Nguyễn Phú Trọng luôn hô hào "đốt lò", chống tham nhũng. Tuy nhiên, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng chứ không hề thuyên giảm”.

Điều này là hết sức vô lý, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề phòng, chống tham nhũng. Trong đó, từ năm 2018 cho đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa công tác phòng, chống tham nhũng trở thành một trong những vấn đề mũi nhọn trong xây dựng và chỉnh đống Đảng. Vì thế, nhiều quan chức, lãnh đạo từ trung ương đến địa phương bị “nhóm lò” mà không hề có “vùng cấm”. Điều đó không có nghĩa là “tham nhũng ngày càng nghiêm trọng” mà những mảng tối trong công tác quản lý đang dần được đưa ra ánh sáng, những con sâu, con mọt bị bóc bỏ để củng cố sự vững mạnh của tổ chức Đảng, của chính quyền cơ sở. Chỉ có cách làm công khai, minh bạch và quyết liệt như vậy thì nhân dân ta có quyền tin tưởng về một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hơn.

Thứ ba, Việt Tân cho rằng “Ngoài ra, một câu hỏi đặt ra là bản thân ông Nguyễn Phú Trọng có tham nhũng hay không? Nếu không có phe nhóm và tiền bạc thì rất khó có thể thăng tiến và nắm quyền trong bộ máy chính trị độc tài. Thật khó tin là ông Trọng trong sạch”.

Những luận điệu trên xuất phát từ sự ấu trĩ, phiến diện, hiềm khích, tư thù. Tác giả có thể khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất mẫu mực, thanh liêm, liêm chính. Quý độc giả có thể thấy bảng kê khai tài sản mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra về nhân sự giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước năm 2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta có thể thấy rằng đó là bản kê khai trung thực, có độ tin cậy rất cao. Qua bản kê khai đó, Tổng Bí thư có cuộc sống bình thường, bình dị như đa số người dân lao động Việt Nam hiện nay, đó là ở nhà công vụ, có tài sản tiết kiệm nhỏ và cách ăn mặc gần gũi, giản dị. Một cuộc sống giản dị, thanh đạm như vậy, tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ cuộc sống, từ đạo đức cách mạng của một đảng viên mẫu mực. Đó là người giữ gìn sự tự trọng, danh dự, trách nhiệm của người lãnh đạo, hoà chung với cuộc sống của đại đa số đồng bào khi đất nước còn khó khăn.

Như vậy, Việt Tân và các thế lực thù địch khác đang cố tình bôi nhọ danh dự, uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chống phá chính sách phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Người dân cần nâng cao nhận thức, nhận diện được âm mưu trên của các thế lực chống đối để không bị cái xấu lợi dụng, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại trên không gian mạng.

 

Không có nhận xét nào: