Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

 

CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC CỦA "MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM"

Họ cho rằng "tình trạng bắt bớ và cầm tù những người sử dụng quyền tự do ngôn luận để bày tỏ chính kiến lên đến tột đỉnh" hay tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng không có chuyển biến tích cực, trái lại trong khoảng thời gian qua mọi thứ tồi tệ hơn trước trong các lĩnh vực từ các quyền dân sự và chính trị đến các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Đặc biệt, “Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” còn đề cập đến việc lực lượng chức năng bắt, xử lý đối với Trương Châu Hữu Danh và các thành viên trong nhóm “Báo sạch” và cho rằng lý do họ bị bắt là “tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng” và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang giam cầm ít nhất 290 tù nhân chính trị và tôn giáo với những bản án nhiều năm”

Ảnh: Báo cáo về Nhân quyền tại Việt Nam giai đoạn 2021-2022

Những nội dung xuyên tạc mà Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đưa ra suy cho cùng cũng chỉ là âm mưu, phương thức, thủ đoạn của những tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam trong việc lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luân, tự do báo chí, hội họp để chống phá Việt Nam.

Thực tế ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân chính trị hay “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những công dân vi phạm pháp luật Việt Nam bị bắt giữ, truy tố, xét xử và việc các đối tượng bị bắt giữ, xử lý đều được thực hiện theo đúng quy định, trình tự, thủ tục của pháp luật.

Về quyền con người thì đây là mục tiêu nhất quán, xuyên suốt ở đất nước Việt Nam. Điều này đã được luật pháp hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Tất cả quyền con người, từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều được hiến định minh bạch và tương thích với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó điển hình nhất là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” hay dựa vào xuyên tạc. Quốc hội nước Việt Nam đã sửa chữa, ban hành nhiều bộ luật, như: Luật Báo chí sửa đổi (2016); Luật Tiếp cận thông tin (2013); Luật An ninh mạng (2018); Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (2018), v.v. Những quy định của các văn bản pháp luật này, một mặt, bảo đảm quyền cho người sử dụng thông tin, mạng xã hội và trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan; mặt khác, nhằm ngăn chặn những kẻ xấu lợi dụng môi trường thông tin trên mạng để xâm phạm An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích của người khác. Tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Như vậy, thử hỏi “không dân chủ”, “không nhân quyền” ở đâu?

Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, với những thành tựu quan trọng mà Đảng, nhân dân Việt Nam đã đạt dược, diện mạo trên tất cả các lĩnh vực của đất nước đã thay đổi và có sự phát triển mới, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, môi trường chính trị - xã hội ổn định, nhân dân được sống cuộc sống thực sự hòa bình, ấm no, tự do, được là chủ nhân của đất nước, chính những điều này đã khẳng định rõ tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân ta đã lựa chọn. Bản chất tốt đẹp của chế độ ta đã đem lại quyền tự do, dân chủ cho Nhân dân ta, đây là điều hơn hẳn những người tự cho mình quyền đi “phát xét”, “ban phát dân chủ, nhân quyền” cho người khác, nhưng ở ngay trên đất nước họ, tệ nạn xã hội còn nhiều, nạn khủng bố, giết người vô cớ cứ liên tục diễn ra, biểu tình, đình công, bãi công diễn ra thường ngày, tình trạng phân biệt giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ... như vậy mà họ vẫn cho là tự do, dân chủ, là có nhân quyền.

Mọi sự đánh giá từ các tổ chức quốc tế tự xưng về “nhân quyền” hay các thế lực từ bên ngoài không làm thay đổi được tình hình ở Việt Nam, bởi chỉ có người dân sống trên đất nước này mới cảm nhận rõ sự ưu việt và những gì tốt đẹp mà họ đang hưởng thụ. Còn nếu tổ chức hay cá nhân nào đó muốn đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, xin mời hãy đến Việt Nam để được thấy hình ảnh người dân được sống tự do, dân chủ trên đất nước của chính họ./.

 

Công an xã Lương Sơn đổi mới nội dung, hình thức, tuyên truyền pháp luật.

“Đây là thông báo an ninh xã Lương Sơn, bây giờ là 22h, đề nghị mọi người dân tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, đảm bảo yên tĩnh chung, không gây ồn ào ở khu dân cư. Chủ động kiểm tra lại nhà cửa, chuồng trại và tài sản của hộ gia đình mình đề phòng kẻ gian đột nhập. Hạn chế đi lại nếu không thật sự cần thiết, trường hợp cần thiết phải đi lại, đề nghị mọi người mang theo giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ liên quan đến phương tiện và chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng tuần tra an ninh. Kính chúc mọi người một đêm ngon giấc và an toàn”.

Những nội dung tuyên truyền này từ lâu đã trở thành giai điệu gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người dân xã Lương Sơn. Đều đặn vào khoảng 22h đêm, trên hệ thống loa truyền thanh xã Lương Sơn lại phát đi những thông điệp hết sức đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu để vừa cảnh báo mọi người đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa tội phạm, vừa nhắc nhở người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Thiếu tá Nguyễn Công Huỳnh, Trưởng Công an xã Lương Sơn cho biết: Là một trong những địa bàn trọng điểm phức tạp về ANTT, có đông đồng bào dân tộc sinh sống, ngay từ khi về cơ sở, lực lượng Công an xã Lương Sơn đã xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính quyết định, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân trong công tác bảo đảm ANTT. 

Công an xã Lương Sơn đổi mới đa dạng hình thức phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho Nhân dân

Nghĩ là làm, CBCS Công an xã Lương Sơn đã ghi âm các bài tuyên truyền, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm... để phát trên hệ thống loa truyền thanh tại các thôn, bản vào các khung giờ cố định trong ngày; tổ chức xe tuyên truyền lưu động tại các khu dân cư và thành lập các tổ tuần tra vũ trang, tuần tra nhân dân với hơn 200 ca, hơn 500 lượt CBCS tham gia; tổ chức lồng ghép các nội dung tuyên truyền pháp luật với các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân tham gia. Thông qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo các tầng lớp Nhân dân.

Chị Lê Thị Nga, trú tại Cụm 4 Ngọc Sơn, xã Lương Sơn cho biết: Trước đây chúng tôi không có ý thức cảnh giác, tự giác trong việc bảo vệ tài sản của bản thân và gia đình, có những hôm chúng tôi để xe ở ngoài đường và không cất chìa khoá nhưng từ sau khi có “Tiếng kẻng an ninh” và “Thông báo an ninh” vào 22h đêm, chúng tôi đã tự giác tài sản của mình vào trong nhà, khoá cổng khoá cửa cẩn thận hơn.  

Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Công an xã Lương Sơn đã thường xuyên bám sát cơ sở, vừa triển khai đồng bộ các biện pháp bám, nắm địa bàn, vừa làm tốt công tác dân vận, vừa trực tiếp xuống từng thôn bản, gần gũi lắng nghe ý kiến, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân. Từ đó có những biện pháp tuyên truyền vận động, giải thích phù hợp để Nhân dân hiểu và tự giác chấp hành. Nhờ đó, chỉ tính từ năm 2021 đến nay, quần chúng Nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an xã Lương Sơn 14 tin báo tố giác tội phạm, giúp lực lượng Công an giải quyết, xử lý 12 vụ, 41 đối tượng, chuyển Công an huyện xử lý 14 vụ, 27 đối tượng phạm tội hình sự; vận động thu hồi 76 khẩu súng tự chế, dao kiếm các loại và đồ chơi nguy hiểm.

Lực lượng Công an xã đến tận các gia đình để tuyên truyền, nhắc nhở người dân đề phòng tội phạm trộm cắp tài sản

Thượng tá Lương Thế Anh, Phó Trưởng Công an huyện Thường Xuân cho biết: Chúng tôi xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những công tác hết sức quan trọng trong công tác phòng ngừa xã hội, bên cạnh đó là công tác phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng Công an. Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện chọn thí điểm địa bàn xã Lương Sơn để triển khai bước đầu, sau đó sẽ nhân rộng ra các địa bàn khác trên toàn huyện. Sau một thời gian thực hiện, đến nay tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Lương Sơn tương đối ổn định, các vụ việc phức tạp không xảy ra, phạm pháp hình sự không xảy ra.

Việc đổi mới hình thức và đa dạng nhiều biện pháp tuyên truyền bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực, rõ nét và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo quần chúng Nhân dân, qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm ANTT. Đây chính là thành quả xứng đáng đối với những trăn trở, dám nghĩ, dám làm của CBCS Công an xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân cần tiếp tục được duy trì và nhân rộng./.

 

Công an Thanh Hóa bảo đảm tốt ANTT chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Thanh Hoá

Tham gia đoàn công tác của Chủ tịch nước có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác thăm mô hình xây dựng khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại khu phố Trung Thịnh, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn
 
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

Mở đầu chuyến viếng thăm, sáng 28/8/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã dâng hoa, dâng hương tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thành phố Thanh Hóa); thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Ình ở phường Quảng Đông (thành phố Thanh Hóa) và thương binh Lương Anh Tuấn ở phố Phúc Đức, phường Quảng Tiến (thành phố Sầm Sơn).

Tiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã dự Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính Phủ công nhận thành phố Sầm Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; khởi công xây dựng Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại khu phố Trung Thịnh, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn; kiểm tra tình hình thực hiện Dự án Quảng trường Biển và trục cảnh quan lễ hội thành phố Sầm Sơn.

Buổi chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đã dự lễ khởi công xây dựng công trình đường giao thông từ nút giao đường cao tốc Bắc Nam thuộc xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống đi Vườn quốc gia Bến En, huyện Như Thanh; dự lễ Khánh thành và vận hành thương mại Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 thuộc xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.

Công an Thanh Hoá triển khai phương án bảo đảm ANTT chuyến thăm, làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác tại Thanh Hoá

Để bảo đảm tốt ANTT và bảo vệ tuyệt đối an toàn chuyến thăm và làm việc tại Thanh Hoá của đồng chí Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác, trong thời gian trước khi diễn ra các sự kiện, Công an Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm ANTT. Trong đó, Công an tỉnh đã huy động hàng trăm lượt CBCS các phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, nhất là các đơn vị, địa phương mà đồng chí CHủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác đến thăm, làm việc và lưu trú như: thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, huyện Nông Cống… đã phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung rà soát, nắm chắc tình hình, đồng thời bố trí lực lượng, phương tiện tăng cường công tác bảo đảm ANTT, phòng, chống cháy, nổ tại tất cả các khu vực, địa bàn diễn ra các hoạt động.

Lực lượng CSGT đã chủ động triển khai các phương án tuần tra, kiểm soát, phân luồng, điều tiết, hướng dẫn giao thông, tổ chức đón, dẫn đoàn bảo đảm an toàn; phối hợp với Công an các phường, xã thành lập các điểm chốt tại các tuyến đường, các ngã ba, ngã tư trọng điểm, không để xảy ra các tình huống gây ảnh hưởng đến hoạt động của đoàn./.

 

Tổ tuần tra 282 Công an Thanh Hóa xuyên đêm giữ gìn an ninh trật tự

Chỉ sau 2 tháng được thành lập và đi vào hoạt động, tổ tuần tra 282 của Công an tỉnh Thanh Hoá đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác phòng ngừa và đấu tranh trấn áp tội phạm, góp phần bảo đảm tốt an ninh trật tự (ANTT)….

Đúng 21h, các lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính thuộc tổ tuần tra 282, Công an tỉnh Thanh Hoá bắt đầu lên đường thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát bảo đảm ANTT theo các tuyến, địa bàn đã được phân công… Các tổ công tác này sẽ thay ca thực hiện tuần tra xuyên đêm vào tất cả các ngày trong tuần, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.

Xuyên đêm giữ gìn an ninh trật tự -0
Xuyên đêm giữ gìn an ninh trật tự -1
Tổ công tác liên ngành 282 tuần tra đêm trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Đại uý Tống Văn An, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết: Thực hiện Kế hoạch 282 của Giám đốc Công an tỉnh, chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng khác thực hiện tuần tra vũ trang kết hợp với xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh như gây rối trật tự công cộng, cướp giật tài sản, tàng trữ vũ khí, vi phạm TTATGT….

Sau 2 tháng ra quân, lực lượng 282 Công an tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện, xử lý hơn 1.000 vụ vi phạm liên quan đến trật tự an toàn giao thông, ma tuý, trộm cắp… Đặc biệt, với việc tuần tra liên tục, xuyên đêm của lực lượng 282 tại tất các các khu vực, nhất là các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, khu vực công cộng, vắng người qua lại hoặc những nơi mà các đối tượng phạm tội có điều kiện hoạt động… đã góp phần quan trọng giúp kiềm chế và giảm các loại tội phạm.

Ông Lê Văn Hùng, người dân ở phường Quảng Thắng, TP Thanh Hoá cho biết: Tôi làm việc ở đây bảo vệ trực ca đêm, tình hình ở đây đêm hôm vắng vẻ, tiềm ẩn phức tạp về an ninh. Từ ngày có tổ 282 đi thì đêm hôm mưa gió đi tuần tra nên chuyển biến tốt, các đối tượng phức tạp không còn.

Sự tin yêu, ủng hộ và đánh giá cao của quần chúng nhân dân trong tỉnh chính là động lực để các cán bộ chiến sĩ lực lượng 282 nói riêng, Công an tỉnh Thanh Hoá nói chung tiếp tục khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.

 

Màn kịch “kêu oan” sau phiên toà phúc thẩm xét xử Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm

Tung tin giả, tô vẽ hình tượng để kêu oan cho các bị cáo trước, trong và sau phiên tòa đã trở thành chiêu trò quen thuộc của những đối tượng chống phá Việt Nam. Đây cũng là thời cơ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng” nhằm tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành Tư pháp và chế độ. 

Ngay sau khi TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Trịnh Bá Phương (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1972), cùng trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ”, các trang báo như BBC, RFA, VOA... đã đồng loạt lên tiếng “bẻ lái” vụ án, tìm cách tẩy trắng tội danh nhằm “kêu oan” cho các đối tượng.

Vở kịch này khởi nguồn từ bài viết của một nhân vật với danh nghĩa luật sư, tung lên trên mạng xã hội. Nội dung của bài viết phản ánh về quá trình diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm, trong đó chủ yếu tập trung ngòi bút của mình để “ca ngợi” bị cáo Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm với những lời lẽ thật mĩ miều như: “tại phiên tòa, tâm thế của các bị cáo rất hiên ngang, mạnh mẽ và bình tĩnh trong phiên đối chấp trước tòa”! Và cũng theo tác giả này, biểu hiện đó của các bị cáo cho thấy “khả năng xử lý thật đáng làm người ta phải kinh ngạc”!?

Các “nhà dân chủ” giả hiệu ở trong và ngoài nước cho đến các trang báo điện tử thiếu thiện chí với Việt Nam như BBC, VOA, RFA... cũng “té nước theo mưa”, tạo nên làn sóng phản đối tẩy chay phiên tòa, “tẩy trắng” tội danh cho các đối tượng.

Xuất hiện những bài viết có nội dung ca ngợi, xây dựng các bị cáo trở thành những “người hùng”, coi đó là biểu tượng của những những người “dám đấu tranh cho sự phản kháng quật cường trước các vấn đề trong xã hội”! Nhưng “vải thưa không che được mắt thánh”, đối chiếu với những bằng chứng về các hành vi phạm tội của các đối tượng, chúng ta thấy rõ những thông tin, luận giải của những “nhà dân chủ” nêu trên là trò hề, là vở hài kịch được vẽ ra để tung hứng.

Trò diễn kịch bấy lâu nay, các đối tượng tung ra hòng lừa bịp những người còn thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin nhằm cố tạo làn sóng ngược dòng, thể hiện chút nghĩa tình với các bị cáo đã bị sa vào vòng lao lý, không bỏ rơi những “chân rết” của mình trong “cuộc đấu tranh vì dân chủ”! Hoặc cũng có thể là họ cố tình đóng vai những người “đạo đức”, tỏ ra bênh vực, đồng cảm để bày tỏ sự quan tâm, động viên, khích lệ tới thân nhân của các đối tượng chống đối. 

Thực tế quá trình đấu tranh, xử lý các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho thấy, không ít người đã lầm tưởng dẫn tới sự tự tin thái quá khi được các tổ chức, cá nhân thù địch, chống phá Việt Nam hậu thuẫn, chống lưng hoặc được các trang báo điện tử thiếu thiện chí ở nước ngoài dùng làm trò tiêu khiển như những quân cờ.

Khi được những tổ chức, cá nhân thù địch “hỏi quan điểm” dưới dạng trao đổi, phỏng vấn, đánh giá về vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, số “chân rết” này ảo tưởng về sự bao bọc, đãi ngộ vật chất nên mặc nhiên trả lời theo chủ ý của kẻ xấu, xuyên tạc tình hình thực tế mà không nghĩ đến hậu quả của sự xảo trá, bôi nhọ do mình gây ra.

Đã có nhiều “tấm gương mờ” vì ảo tưởng và động cơ tiêu cực mà tiếp tay cho kẻ xấu. Việc xét xử được thông tin công khai, rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, sự răn đe, cảnh tỉnh cho những người lầm đường lạc lối. Thế nhưng, bên cạnh những người đã kịp thức tỉnh “quay đầu là bờ” thì vẫn còn có một số người vẫn ngoan cố, bảo thủ, không nhận ra lỗi lầm của mình, bị những lợi ích vật chất làm lu mờ tâm trí, để các thế lực xấu dần biến họ trở thành những “con rối” để sai khiến thực hiện các hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự.

Trường hợp của bị cáo Trịnh Bá Phương là một ví dụ điển hình cho điều này. Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Tâm đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Bị cáo Tâm thừa nhận hành vi lợi dụng mạng xã hội Facebook, thực hiện việc phát trực tiếp các video, đăng tải các bài viết, trạng thái, chia sẻ trên tài khoản cá nhân các nội dung liên quan đến sự việc ở xã Đồng Tâm. Từ đó, bị cáo Tâm mong muốn tòa phúc thẩm xem xét, giảm nhẹ. Thế nhưng bị cáo Trịnh Bá Phương tiếp tục không thừa nhận hành vi phạm tội, không thành khẩn, vẫn quanh co chối tội và có hành vi chống đối.

Trong khi đó, các tài liệu chứng cứ phản ánh về hành vi phạm tội của Trịnh Bá Phương đã được làm rõ. Ngoài tuyên truyền, xuyên tạc vụ Đồng Tâm, Trịnh Bá Phương còn có hành vi tàng trữ tài liệu dạng sách gồm 278 trang mà kết quả giám định cho thấy có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Như vậy, cùng trong một vụ án, cùng tính chất, hành vi phạm tội nhưng bị cáo Nguyễn Thị Tâm đã biết ăn năn hối cải, nhận tội và mong được pháp luật khoan hồng để sửa sai nhưng người còn lại là Trịnh Bá Phương thì ngoan cố, không chịu nhận tội, còn thể hiện hành vi chống đối ngay tại phiên tòa.

Đối với trường hợp của Trịnh Bá Phương, việc bị cáo này không nhận tội cho thấy ý thức chống đối đến cùng. Các thế lực xấu nhân cơ hội đó đã tìm cách tung hô, cổ suý, coi bị cáo Phương như “người hùng”, ca ngợi “dũng cảm, bản lĩnh”! Qua những gì đã thể hiện, bản thân Trịnh Bá Phương luôn ảo tưởng về con đường mà mình đang theo đuổi nên từ trước đến nay, dù đã được các cơ quan chức năng nhiều lần răn đe, giáo dục nhưng Phương không những không nhận thức được những hành vi sai trái mình đã phạm phải mà ngược lại, thường tìm cách quanh co, chối bỏ sự thật, cố tình thực hiện các hành vi chống đối manh động hơn.

Do đó, trong phiên tòa phúc thẩm, dù những chứng cứ buộc tội quá rõ ràng nhưng bị cáo vẫn bảo thủ, bao biện hành vi phạm tội của mình. Và một nguyên nhân khác dẫn tới việc bị cáo ngoan cố chối tội chính là tâm lý ảo tưởng, luôn mong chờ về sự can thiệp từ bên ngoài, cho rằng phủ nhận tội trạng sẽ được các tổ chức, cá nhân bên ngoài can thiệp, từ đó chờ đợi ngày được “minh oan”, được trao thưởng kiểu “giải nhân quyền”, tìm đường ra hải ngoại như các đối tượng Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài, Bạch Hồng Quyền, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh...

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, những ai cố tình lấy lợi ích cá nhân đặt trên lợi ích của xã hội, bán rẻ lương tâm, làm tay sai, quân cờ cho các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước thì tất yếu phải bị xử lý. Đây vừa là  biện pháp mang tính răn đe, vừa là biện pháp phòng ngừa chung. Do vậy, các cá nhân đã, đang hoặc nuôi ý tưởng thực hiện hành vi phạm pháp, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân thì hãy biết dừng lại, biết “quay đầu là bờ” trước khi quá muộn.

Đừng bị “lạc trôi” theo những lời tung hô, kích động

Ngày 25/8, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) trong vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”

Cũng tương tự như tại phiên sơ thẩm, các trang mạng truyền thông chống phá Việt Nam ở nước ngoài lại tiếp tục điệp khúc “kêu oan” cho bị cáo Phạm Thị Đoan Trang. Họ đưa ra các bài viết tô vẽ hình tượng, tạo dựng một bị cáo “giữ vững chí khí”, lập luận rằng Phạm Thị Đoan Trang không phạm tội, cần “trả tự do ngay lập tức”!

Cũng với cách tiếp cận này, một số trang mạng còn dùng chiêu “cập nhật diễn biến phiên toà”, đưa thông tin, hình ảnh trong và ngoài phiên toà, thông tin về sức khoẻ, thái độ bị cáo, về thân nhân, việc tranh tụng tại toà… nhằm tạo điểm nhấn gây chú ý như là một sự kiện “bất thường”! Không ít bài viết lấy cớ “minh oan” cho bị cáo, đưa ra lời lẽ phê phán, đả kích phiên toà, đả kích nền tư pháp Việt Nam, từ đó coi đây là “dẫn chứng” để rêu rao trước công luận về “phiên toà bịt miệng”, một thể chế người dân bị bỏ tù vì “dám lên tiếng đấu tranh cho tự do, dân chủ”!

Đừng bị “lạc trôi” theo những lời tung hô, kích động -0
Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang tại toà án.

Điều đáng nói, sự tung hô, đánh tráo bản chất vụ án của các trang mạng truyền thông này được sự hậu thuẫn từ những tuyên bố sai lệch của một số cơ quan ngoại giao. Sau khi kết thúc phiên toà, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu “Hoa Kỳ hết sức lo ngại trước bản án được giữ nguyên và bản án 9 năm tù đối với tác giả và nhà báo Việt Nam nổi tiếng Phạm Thị Đoan Trang”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói rằng, việc bị cáo Phạm Thị Đoan Trang tiếp tục bị giam giữ là trường hợp mới nhất trong “một mô hình đáng báo động về việc bắt giữ và kết án các cá nhân ở Việt Nam vì đã bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa”. Từ đó, bản tuyên bố “kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Trang”!

Trước đó, cũng chính Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao cái gọi là “Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) năm 2022” cho Phạm Thị Đoan Trang với những lý do rất dễ tạo cớ cho các thế lực chống phá Việt Nam “bấu víu”. Cùng với đó, tuyên bố của người phát ngôn EU cũng đưa ra những thông tin lệch lạc khi cho rằng, tòa phúc thẩm Hà Nội giữ nguyên bản án đối với Phạm Đoan Trang với “tội danh mơ hồ”, “bắt giữ tuỳ tiện”, từ đó đưa ra những bình luận sai trái: “Nhiều vụ bắt giữ và kết án tùy tiện đối với các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà báo là trái ngược trực tiếp với luật nhân quyền quốc tế”.

Cũng “té nước theo mưa”, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ra thông cáo bày tỏ “sự bất bình trước bản án phúc thẩm của bà Trang”! Cũng chính RSF từng tung ra trò giải thưởng báo chí rồi “vinh danh” người đoạt giải RSF 2019 về quyền tự do báo chí cho Phạm Thị Đoan Trang. Lần này, RSF lấy cớ phiên phúc thẩm y án 9 năm tù với bị cáo rồi “kêu gọi các đối tác thương mại của Việt Nam, chẳng hạn như EU và Hoa Kỳ, yêu cầu trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang như một phần trong thỏa thuận của họ với Hà Nội”.

Ông Daniel Bastard, Giám đốc văn phòng châu Á - Thái Bình Dương của RSF đưa ra những lời lẽ cố tình phớt lờ sự thật để nhằm lấy cớ chỉ trích Việt Nam: “Cuộc chiến của bà Trang cho một nền báo chí tự do cho tất cả mọi người vượt ra ngoài biên giới của đất nước, đó là cuộc chiến cho một quyền phổ biến”.

“Thổi lửa” sự kiện này, Ủy ban Bảo vệ ký giả (CPJ) dẫn lời ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của tổ chức này: “CPJ mạnh mẽ lên án phán quyết của tòa án ngày hôm nay bác bỏ kháng cáo của nhà báo Phạm Thị Đoan Trang về bản án 9 năm tù của bà. Việt Nam phải trả tự do cho bà Trang và tất cả các nhà báo khác mà nước này giam giữ một cách sai trái sau song sắt”! Cũng chính CPJ mới đây đã ra tuyên bố sẽ trao “Giải thưởng Tự do báo chí Quốc tế (IPFA) năm 2022” cho Phạm Thị Đoan Trang, dự kiến vào cuối năm 2022.

Như vậy, từ những phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, EU với những thông tin sai lệch về vụ án cũng như đưa ra những tuyên bố, kêu gọi phi thực tế, các tổ chức chống phá Việt Nam như RSF, CPJ… được dịp “lên đồng” với các tuyên bố, thông cáo cố tình xuyên tạc sự thật, chỉ trích, miệt thị nền tư pháp, chỉ trích Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới chiêu bài nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận. Hành động này cũng thể hiện tương tự như tại phiên toà sơ thẩm hồi năm ngoái, dù nội dung, bản chất vụ án đã được thể hiện rất rõ và thông tin cụ thể trên các phương tiện truyền thông.

Đây là vụ án xét xử công khai, hoàn toàn không có gì “mập mờ” hay “tuỳ tiện” như những phán xét nói trên. Việc xét xử phúc thẩm là dựa trên kháng cáo của bị cáo và TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở thủ tục phiên toà theo đúng trình tự pháp luật tố tụng hình sự. Cáo trạng tại phiên phúc thẩm một lần nữa nêu rõ, trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Ngoài ra, bị cáo Đoan Trang còn trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Cụ thể, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. Cơ quan tố tụng xác định, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Vào giữa tháng 12/2021, TAND thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Cần thấy rằng, việc toà phúc thẩm có giảm nhẹ hình phạt hay không phải căn cứ hồ sơ, tài liệu, có tình tiết mới nào là căn cứ giảm nhẹ hình phạt hay thái độ của bị cáo có ăn năn, hối lỗi so phiên sơ thẩm? Tuy nhiên, diễn biến tại phiên toà cho thấy, dù cáo trạng đã nêu rõ tính chất, mức độ phạm tội, các căn cứ kết án, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang vẫn giữ thái độ như trước đó, tiếp tục cho rằng mình không phạm tội và kêu oan. Khi được HĐXX giải thích, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang không thành khẩn khai báo, có thái độ chống đối tại phiên tòa. Trong khi đó, trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu, kết quả giám định, tòa phúc thẩm nhận định, đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo. Toà phúc thẩm đánh giá, việc tòa sơ thẩm tuyên án phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” là đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội. HĐXX xác định hành vi của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định. Bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn tích cực thực hiện trong một thời gian dài, do vậy cần phải xử phạt nghiêm minh. Vì vậy, toà phúc thẩm tuyên y án 9 năm tù đối với bị cáo.

Rõ ràng, khi không có tình tiết nào làm thay đổi tính chất vụ án, bị cáo là người có nhận thức, hiểu hành động mình làm nhưng vẫn quanh co chối tội và có thái độ chống đối thì không có căn cứ nào để giảm nhẹ hình phạt. Căn cứ quan trọng nhất là thái độ thì đến phiên phúc thẩm, bị cáo vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy sự hối lỗi, ăn năn về hành vi phạm tội của mình thì HĐXX lấy cơ sở nào để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo so bản án sơ thẩm.

Rõ ràng, chính bị cáo đã tự tước lấy cơ hội giảm nhẹ hình phạt với thái độ ngoan cố của mình. Bị cáo hay nếu ai đó còn suy nghĩ chờ đợi những tung hô, kêu gọi của các tổ chức, cá nhân bên ngoài để được giảm án, xoá án hay để thành “thần tượng”, thành tâm điểm của sự chú ý nào đó thì đây là lúc họ cần nghĩ lại, nhìn nhận lại.

“Đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, luật pháp nghiêm khắc nhưng cũng nhân văn, khoan hồng với những ai biết lỗi lầm mà ăn năn sám hối, điều đó tùy thuộc ý thức và hành động của chính mình chứ không phải ở sự tung hô nào khác. 

@CLT

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

 Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào và 55 năm Ngày ký kết hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Sáng ngày 25/8/2022, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào và 55 năm Ngày ký kết hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Các đại biểu dự buổi lễ

Tham dự buổi lễ có ngài Sẻng Phết Hùng Bun Nhuông - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam; các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Lào – Campuchia, Ban Đối ngoại Trung ương; Vũ Văn Minh - Phó vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao.

Về phía tỉnh Hủa Phăn có các đồng chí: Văn Xay Pheng Xum Ma - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn; Phút Phăn Kẹo Vông Xay - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn; Khon Pạ Phăn Lương Si Chăn Thong - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Về phía tỉnh Thanh Hóa, có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo, chiến sĩ, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào và đông đảo cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và sinh viên hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi lễ.

Trong không khí trang trọng, thắm tình hữu nghị, đồng chí Đỗ Trọng Hưng – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa khẳng định đây là sự kiện chính trị, văn hóa rất có ý nghĩa, dấu mốc quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy ôn lại chặng đường lịch sử gắn bó giữa 2 dân tộc, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, cùng uống chung dòng nước Mê-công, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ; nhân dân hai nước vốn tương đồng về văn hóa, giàu lòng nhân ái, bang giao hữu nghị, đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thuỷ chung, gắn bó lâu đời được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp đó, ngày càng mở rộng, phát triển, tỏa sáng mạnh mẽ và đạt tầm cao thời đại kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Quang cảnh buổi lễ.

Cách đây 60 năm, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào được ký kết, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 05/9/1962. Đây là sự kiện trọng đại, mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong những năm tháng khó khăn, gian khổ, nhưng đầy vinh quang, Quân đội và Nhân dân Việt Nam - Lào đã dành cho nhau sự chia sẻ sâu sắc và to lớn về vật chất lẫn tinh thần, hai nửa Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây đã trở thành hình ảnh sinh động của mối quan hệ keo sơn “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”… góp phần đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của hai đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Quan hệ Việt Nam - Lào bước sang trang sử mới, từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập, chủ quyền.

Thừa ủy quyền Chủ tịch nước CHDCND Lào, đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn trao Huân chương Phát triển hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào cho tỉnh Thanh Hóa.

Xuất phát từ nhu cầu hợp tác sâu rộng và cấp thiết giữa hai nước trong tình hình mới, ngày 18/7/1977, hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, ngày 02/5/1967, hai tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn đã ký kết Hiệp nghị Mậu dịch, đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ “thắm tình anh em” giữa hai tỉnh. Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn. Các hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm, tổ chức hội đàm, ký kết thỏa thuận hợp tác được duy trì thường xuyên; quan hệ hợp tác kinh tế tiếp tục có bước phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều Thanh Hóa - Hủa Phăn liên tục tăng trưởng. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt gần 74 triệu USD, tăng 18% so với giai đoạn 2011-2015; năm 2021 đạt 28,72 triệu USD, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2016; 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 16 triệu USD.

Tỉnh Thanh Hóa đã viện trợ cho tỉnh Hủa Phăn nhiều nguồn lực để đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, thực hiện một số dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều công trình ghi dấu tình cảm thủy chung, nồng ấm của đồng bào tỉnh Thanh Hóa trên vùng đất Hủa Phăn anh hùng hoàn thành, đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Các hoạt động hợp tác về giáo dục - đào tạo được tăng cường. Công tác quản lý biên giới, phối hợp tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc được duy trì thường xuyên, góp phần giữ vững an ninh, an toàn khu vực biên giới… Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của Trung ương, sự hợp tác hiệu quả, ủng hộ chí nghĩa, chí tình của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hủa Phăn anh em, sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong những năm qua, Thanh Hóa cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước, Nhân dân Lào và Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân tỉnh Hủa Phăn anh em đã dành những tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu cho tỉnh Thanh Hóa trong suốt chặng đường cách mạng đã qua. Cảm ơn Đại sứ quán Lào tại Việt Nam đã luôn hỗ trợ, kết nối và vun đắp cho tình hữu nghị đoàn kết sắt son giữa tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn và các cơ quan, đơn vị, các địa phương của nước bạn Lào. Đồng thời nhấn mạnh: Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, 55 năm ký kết hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, trân trọng quá trình đấu tranh cách mạng, tự hào về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai dân tộc và hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Đây là tài sản vô giá, để các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn tiếp tục gìn giữ, truyền thừa, bồi trúc và làm cao dày hơn mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai tỉnh.

Trong không khí trang trọng và thắm tình đoàn kết, hữu nghị, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa chúc mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào; giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam anh em, đặc biệt là tỉnh Thanh Hóa về sự giúp đỡ vô cùng quý giá, kịp thời, hiệu quả trong suốt thời gian qua, từ trong thời kỳ kháng chiến đến sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Lào cũng như tỉnh Hủa Phăn. Đồng thời nhấn mạnh: Hai tỉnh Hủa Phăn - Thanh hoá đã có mối quan hệ từ lâu đời, trong quá trình chiến đấu gian nan và bất khuất, hai dân tộc Lào - Việt Nam cũng như hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã cùng nhau đoàn kết, hỗ trợ, đùm bọc, giúp đỡ nhau về mọi mặt, toàn diện. Đó là cội nguồn của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và cũng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng hai nước, là tấm gương hiếm có trong quan hệ giữa các dân tộc trên thế giới.

60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước Lào – Việt Nam; 55 năm ngày ký hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn là khoảng thời gian thử thách sự bền chặt gắn bó của mối quan hệ hai nước. Cho dù tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp, cơ hội và thách thức đan xen, song Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào vẫn luôn quan tâm tăng cường, vun đắp, làm phong phú hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

A6: Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn trao Huân chương Lao động hạng II của Chủ tịch nước CHDCND Lào cho đồng chí Trịnh Văn Chiến - nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa và đồng chí Nguyễn Đình Xứng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn cho biết: Trong bất cứ giai đoạn nào, tỉnh Thanh Hoá anh em cũng luôn kề vai sát cánh hỗ trợ cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hủa Phăn. Đặc biệt là hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi kinh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết như: Trường học, bệnh viện, đường giao thông... với trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời vận động các doanh nghiệp sang đầu tư tại tỉnh Hủa Phăn, xúc tiến thương mại ở khu vực biên giới và xuất nhập khẩu đạt hàng triệu đô la mỗi năm. Lĩnh vực an ninh - quốc phòng cũng được lãnh đạo hai tỉnh quan tâm, chú trọng. Hơn hai năm qua, chúng ta phải đối mặt với đại dịch COVID-19, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức, song tỉnh Thanh Hóa vẫn quan tâm hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn trong phòng, chống dịch. Đây là sự đóng góp rất quan trọng, to lớn vào công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn cũng như nước Lào, góp phần vun đắp thêm mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hủa Phăn rất tự hào, phấn khởi về những thành tựu to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Việt Nam cũng như tỉnh Thanh Hóa anh em đã đạt được trong những năm qua. Đặc biệt là sau hơn 35 năm đổi mới, đã tạo nên nền tảng vững chắc về kinh tế bằng sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn nhấn mạnh: Năm 2022 là một dấu mốc quan trọng để vun đắp và phát huy tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước, đặc biệt là tỉnh Hủa Phăn - Thanh Hoá ngày càng đơm hoa kết trái.

Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn trao Huân chương Lao động hạng III cho các cá nhân và tập thể.

Cũng tại buổi lễ, đại diện Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự giúp Lào tỉnh Thanh Hóa đã có bài phát biểu cảm động, thể hiện tình cảm quân - dân thắm thiết, sự quan tâm, đùm bọc, giúp đỡ của chính quyền và Nhân dân hai nước, hai tỉnh dành cho cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào.

Đại diện thế hệ trẻ tỉnh Thanh Hóa và sinh viên Lào đang học tập tại Thanh Hóa phát biểu bày tỏ tâm tư, nguyện vọng cũng như quyết tâm gìn giữ và phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn để cùng nhau vun đắp mối quan hệ, xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương Thanh Hóa - Hủa Phăn và đất nước Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.

Đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn trao Huân chương Lao động hạng III cho các cá nhân và tập thể.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền Chủ tịch nước CHDCND Lào, đồng chí Văn Xay Pheng Xum Ma, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn đã trao Huân chương Phát triển hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào cho tỉnh Thanh Hóa vì đã có những đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Lào anh em và những thành tích trong việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào; trao Huân chương Lao động hạng II của Chủ tịch nước CHDCND Lào cho 2 cá nhân đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa; trao Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước CHDCND Lào cho 4 cá nhân và 7 tập thể và trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào cho Công ty Xây dựng Trường Sinh và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào, 55 năm ngày ký kết hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, là dịp để cùng nhìn lại, trân trọng quá trình đấu tranh cách mạng, tự hào về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai dân tộc và hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn. Đây là tài sản vô giá, để các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn tiếp tục gìn giữ, truyền thừa, bồi trúc và làm cao dày hơn mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai tỉnh./.