Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên lật nhào ách thống trị tàn bạo của phát - xít Nhật, giành độc lập cho dân tộc. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945
Trải qua 77 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, từng bước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thành quả vĩ đại và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng Tháng Tám và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành động lực và sức mạnh to lớn và là hành trang để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên hành trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa đường lối đổi mới và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước với cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn mình trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; Nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm; vị thế và uy tín đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 29,5 lần, đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại, cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD (năm 2021); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 (tính theo chuẩn mới).
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người/tháng (theo sức mua tương đương - PPP) đạt khoảng 11.040 USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 143 thế giới (năm 2021).
Cùng với những kết quả về phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên; trang thiết bị, vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao được đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã nâng cao vị thế của Việt Nam: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay[1]. Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”[2]. Đại hội xác định tầm nhìn 5 năm, 10 năm và 25 năm: “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.
Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm tới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam phải không ngừng nâng cao trí tuệ, bản lĩnh, năng lực lãnh đạo và cầm quyền, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, thực hiện nghiêm minh kỷ cương, kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tâm, có tài, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết.
Thứ hai, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt dân tộc, giai cấp, người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Phát huy vai trò là trung tâm, là chủ thể của Nhân dân trong công cuộc đổi mới. Khơi dậy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước và sức mạnh của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân; phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển như là động lực và nguồn lực để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - giáo dục, quốc phòng - an ninh, đặc biệt là 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nước lớn, các nước ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương, liên minh châu Âu... Qua đó, tranh thủ vốn, khoa học kỹ thuật - công nghệ và kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là những thành tựu tiên tiến về phát triển kinh tế số.
Thứ tư, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình phức tạp hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải “Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đi đôi với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân vững mạnh với một đường lối tổng hợp, kết hợp quân sự với kinh tế và chính sách đối ngoại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên hành trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa đường lối đổi mới và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ một đất nước với cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn mình trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; Nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; độc lập, chủ quyền được bảo đảm; vị thế và uy tín đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
Quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 29,5 lần, đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại, cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD (năm 2021); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 (tính theo chuẩn mới).
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người/tháng (theo sức mua tương đương - PPP) đạt khoảng 11.040 USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 143 thế giới (năm 2021).
Cùng với những kết quả về phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng lên; trang thiết bị, vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao được đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã nâng cao vị thế của Việt Nam: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay[1]. Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”[2]. Đại hội xác định tầm nhìn 5 năm, 10 năm và 25 năm: “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.
Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm tới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam phải không ngừng nâng cao trí tuệ, bản lĩnh, năng lực lãnh đạo và cầm quyền, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, thực hiện nghiêm minh kỷ cương, kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tâm, có tài, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết.
Thứ hai, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt dân tộc, giai cấp, người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Phát huy vai trò là trung tâm, là chủ thể của Nhân dân trong công cuộc đổi mới. Khơi dậy mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước và sức mạnh của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân; phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển như là động lực và nguồn lực để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - giáo dục, quốc phòng - an ninh, đặc biệt là 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nước lớn, các nước ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương, liên minh châu Âu... Qua đó, tranh thủ vốn, khoa học kỹ thuật - công nghệ và kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là những thành tựu tiên tiến về phát triển kinh tế số.
Thứ tư, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình phức tạp hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải “Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đi đôi với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân vững mạnh với một đường lối tổng hợp, kết hợp quân sự với kinh tế và chính sách đối ngoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét