Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

NHỮNG ẨN Ý NGOẠI GIAO KHI VIỆT NAM ĐƯA THỦ TƯỚNG ĐỨC ĐI THĂM ĐỀN NGỌC SƠN VÀ HỒ GƯƠM. Thủ tướng Đức Olaf


Scholz đã kêu gọi Việt Nam “có lập trường rõ ràng hơn trong vấn đề Ukraine - Nga”. Mục đích của câu nói trên là gì? Như các hãng tờ báo hàng đầu Đức - Nga như DW, Bild, Sputnik… dẫn vế sau rằng “các nước nhỏ không còn có thể an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, quyền lực hơn…”. Thông điệp rõ ràng là muốn Việt Nam cần lựa chọn ủng hộ Ukraine để sau này Việt Nam sẽ được hỗ trợ khi đối đầu với Trung Quốc.

Đáp lại thông điệp này của Thủ tướng Olaf Scholz, Việt Nam không đưa ra một tuyên bố cụ thể nào hoặc có mà chúng ta không được biết. Nhưng có một hành động ngoại giao rất đơn giản nhưng lại mang hàm nghĩa đanh thép, là một câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề mà ông Olaf Scholz đưa ra. Đó là việc đưa Thủ tướng Đức Olaf Scholz đi dạo Hồ Gươm và Đền Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng giặc Mông Nguyên tận 3 lần. Quay về quá khứ một chút, phần nền của Đền Ngọc Sơn hiện tại là Đền Ngọc Tượng được Lý Thái Tổ xây dựng khi dời đô về Thăng Long. Thời nhà Trần, đền được thờ những vị nhân sĩ, anh hùng đã hy sinh vì đất nước trong 3 cuộc chiến chống Mông Nguyên. Trong lịch sử từ những ngày đầu hình thành đến các cuộc kháng chiến, Đền Ngọc Sơn là một tụ hội của những người mang tư tưởng yêu nước, chống ngoại xâm…
Còn Hồ Hoàn Kiếm vốn được biết đến nhiều với sự tích trả gươm báu vào thời nhà Lê. Vua Lê Lợi sau khi đại thắng giặc Minh, đã dạo thuyền ở Hồ Tả Vọng và thấy thanh gươm động đậy. Một lát sau rùa thần hiện lên và muốn vua trả gươm lại cho Long Quân, vua rút gươm hoàn trả, rùa thần lặn đi mất. Từ lúc ấy, Hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm). Gần Hồ Hoàn Kiếm và đối diện Đền Ngọc Sơn còn có tượng đài Cảm Tử, nói về giai đoạn người dân Hà Nội “cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, bắt đầu 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội từ ngày 19/12/1946.
Chắc chắn đội ngũ phân tích ngoại giao của Thủ tướng Olaf Scholz hiểu được rằng tại sao mà Việt Nam lại đưa ông ấy đến những nơi này mà không phải là một nơi khác. Tại sao không phải một nơi phù hợp hơn cho các cuộc đi bộ ngoại giao, một nơi yên tĩnh hay mang tính lễ nghi hơn?
Chuyến đi này là một câu câu trả lời mang đậm tính “ẩn dụ lịch sử” của Việt Nam, một lời nhắc rằng Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tàn khốc trong quá khứ với người hàng xóm phương Bắc, với các nước thực dân đế quốc… Và đến nay, trải qua bấy nhiêu cuộc chiến, Việt Nam vẫn tồn tại, vẫn độc lập, vẫn tự do. Vậy nên, Việt Nam có đầy đủ bản lĩnh, ý chí, lịch sử để tự quyết, để tự định định đoạt số phận.
Hơn một quốc gia nào khác, Việt Nam thừa hiểu vị thế của quốc gia nhỏ bé khi đứng cạnh một quốc gia lớn, hơn quyền lực hơn. Việt Nam đã đứng cạnh Trung Quốc hàng ngàn năm nay và mãi sau này nữa, Việt Nam đã chiến đấu và có được chiến thắng trước nhiều quốc gia lớn. Đứng cạnh “một gã hàng xóm lớn”, Việt Nam vừa phải mạnh hơn, vừa phải tự lực tự cường, vừa phải cho “hàng xóm” thấy Việt Nam là một quốc gia đáng tin cậy, không về phe ai mà “úp bô hàng xóm”...
Thủ tướng Đức ra mệnh đề rằng các nước nhỏ có thể an toàn trước các nước láng giềng hùng mạnh, quyền lực. Câu trả lời chắc là Thủ tướng Đức đã biết, đó là Việt Nam.

Không có nhận xét nào: