Lạm bàn về cái gọi là “báo cáo” tình trạng mua bán người!
Việc Bộ Ngoại giao Mỹ ra Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới, trong đó có nêu tên Việt Nam và một số quốc gia khác vào danh sách đen bị đại diện Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phản bác, cho rằng, báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ có các thông tin "không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”.
Đại diện cơ quan nhân quyền Việt Nam còn chỉ mặt đặt tên rõ ràng rằng: "Các thông tin phía Mỹ sử dụng để xây dựng báo cáo tiếp tục được thu thập từ các nguồn tin không chính thống của các tổ chức, cá nhân không có thiện chí với Việt Nam như tổ chức “Theo dõi Nhân quyền – HRW”, tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS)”, tổ chức khủng bố Việt Tân... Những đánh giá của phía Mỹ hoàn toàn không có cơ sở, phủ nhận hoàn toàn nỗ lực và cố gắng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong công cuộc phòng chống mua bán người, tiến tới xóa bỏ tình trạng mua bán người ở Việt Nam. Việc Mỹ cùng các thế lực thù địch sử dụng vấn đề mua bán người để chỉ trích, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế".
Đúng vậy, ngay khi báo cáo này phát đi, tổ chức BPSOS và đám phản động lưu vong đã tung hứng, phân khích, tuyên truyền mạnh rằng, Mỹ sẽ gia tăng trừng phạt Việt Nam về nhân quyền. Chúng cổ súy đám trong nước tích cực vu cáo chính quyền để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo.
Thực tế, mua bán người được Liên hợp quốc xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu. Tại Việt Nam, ngày 30/7 hằng năm được chọn là Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người. Công tác tuyên truyền, tăng cường pháp chế đối với loại tội phạm này được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Cụ thể như:
- Về quyết tâm truy quét, xử lý loại tội phạm này: Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an Việt Nam đã phát hiện, điều tra 33 vụ, bắt giữ 75 đối tượng phạm tội mua bán người. Số nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ là 66 người. Bộ Quốc phòng đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, vùng biển nhằm kịp thời phát hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trái phép, đưa dẫn nạn nhân qua biên giới. Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước, nước ngoài giải cứu, xác minh, bảo vệ và hồi hương nạn nhân bị mua bán.
Theo số liệu của Cục Cảnh sát hình sự, từ năm 2010-2020, trên địa bàn cả nước đã điều tra, khám phá 4.116 vụ, khởi tố 6.012 bị can phạm tội mua bán người ra nước ngoài; trong số này có 419 vụ, 476 bị can mua bán trẻ em ra nước ngoài. Theo báo cáo của các TAND, kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ năm 2016 đến năm 2021 về tội mua bán người đã giải quyết là 450 vụ/506 vụ án đã thụ lý; tội mua bán người dưới 16 tuổi đã giải quyết là 190 vụ/225 vụ án thụ lý. Đây là những con số “biết nói” minh chứng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Việt Nam trong phòng, chống nạn mua bán người.
- Không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm đẩy lùi tệ nạn buôn bán người, chống lao động cưỡng bức, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng… Chẳng hạn, ngày 9/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Từ ngày 1/1/2022, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 cũng chính thức có hiệu lực nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở nước ngoài và phòng ngừa nạn buôn người…
- Không ngừng nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam hiện đang là thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Việt Nam cũng tham gia Công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP); Nghị định thư về phòng ngừa trấn áp và trừng phạt nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Nghị định thư Palermo)…Đặc biệt, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.
- Các chính sách về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ hàng loạt chính sách với những hoạt động thiết thực, hiệu quả. 100% nạn nhân của MBN đều được các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương phối hợp bảo vệ, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm…, đã nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.
…
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN đã lên án và bày tỏ đáng tiếc là những nỗ lực phòng chống mua bán người của Việt Nam chưa được nhìn nhận một cách toàn diện, chính xác khi vừa qua Bộ Ngoại giao Mỹ ra Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới, trong đó có nêu tên Việt Nam và một số quốc gia khác.
Còn dư luận Việt Nam thì thẳng thắn hơn nhiều. Rất đông ý kiến đã dẫn xuất các tư liệu về tình trạng tội phạm buôn bán người của nước Mỹ ra để đối chiếu thì thấy, thảm họa này của nước Mỹ khủng khiếp hơn nhiều, từ bóc lột lao động, cưỡng bức tình dục, kể cả ở trẻ em trải khắp nước Mỹ, với nạn nhân chính là người Mỹ và dân chúng khắp thế giới. Nói không ngoa, Mỹ đáng là mẫu hình, trung tâm mua bán người của thế giới mới xứng. Ấy vậy, nhưng Mỹ vẫn luôn tự xếp hạng cao cho mình về phòng chống loại tội phạm này. Hài thật!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét