Việt Nam chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ
Nhằm xuyên tạc cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, ngày 16/02 trang facebook Việt Nam Thời Báo đăng bài: “Chống tham nhũng ở Việt Nam không bao giờ tiến”. Bài viết cho rằng: “Khi tập trung quyền lực để chống tham nhũng, đã tạo ra một hệ thống khiến tham nhũng có cơ hội phát triển mạnh hơn,…”. Luận điệu xuyên tạc này cần bị vạch trần, lên án. Bởi:
Tham nhũng vốn là “căn bệnh” trầm kha của xã hội, nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, lĩnh vực nào và với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, khi cán bộ, chiến sĩ, nhân dân cả nước đang đồng cam, cộng khổ, vất vả, hi sinh để đấu tranh giành lại độc lập, thì vẫn còn những “sâu mọt” tham ô, tham nhũng của cải cho riêng mình. Mặc dù rất trăn trở, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn phải đặt bút ký án tử hình đối với một cán bộ cấp cao của Đảng, của Quân đội. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã sớm nhận ra nguy cơ, hệ lụy của sự suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây chính là nguy cơ làm suy yếu Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế, Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, quy định nhằm đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Với tinh thần “Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, Đảng ta đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới, đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ; chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, vin cớ rằng việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí dẫn đến làm cầm chừng.
Trên thực tế, công cuộc phòng chống tham những, tiêu cực của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2022, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra 15 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay, có 25 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị xử lý hình sự. Cho dù rất đau xót, không ai mong muốn, nhưng Đảng vẫn phải làm quyết liệt, bởi đây là biện pháp mạnh tay để thanh lọc, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo; lựa chọn những cán bộ, đảng viên đủ đức, đủ tài cho đất nước. Đồng thời, răn đe, cảnh tỉnh, giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm. Cùng với việc quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng ta còn không ngừng hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy chế, quy định nhằm kiểm soát quyền lực; đề cao trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chức trách được Đảng, nhân dân giao phó.
Vì thế, chẳng có hà cớ gì tạo ra một hệ thống khiến tham nhũng có cơ hội phát triển mạnh hơn, như bài viết trên Việt Nam Thời Báo đề cập. Đây đích thị là chiêu trò xuyên tạc của những kẻ chống phá, cần vạch trần, đấu tranh bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét