NHẬN DIỆN CÁC LOẠI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch thì việc nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch đặc biệt quan trọng. Hiện nay cơ bản nổi lên các loại quan điểm sai trái, thù địch đó là: (1) Loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng; (2) Loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (3) Loại xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng; (4) Loại bôi nhọ cá nhân các lãnh tụ, lãnh đạo của Đảng; (5) Loại lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất Đảng; (6) Loại ca ngợi với những giá trị khác nhau của chủ nghĩa tư bản…
Từ những nhận diện trên, có thể thấy, các quan điểm sai trái, thù địch rất tinh vi, đa dạng, phong phú. Các loại ý kiến này có liên hệ với nhau và cùng mục tiêu chung là chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Muốn đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch này một cách hiệu quả cần kiên trì, bình tĩnh và phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Với từng loại quan điểm sai trái, thù địch chúng ta phải có đối sách riêng, phù hợp. Trong cuộc đấu tranh này, dù thuộc loại quan điểm sai trái, thù địch nào trong 6 nhóm biểu hiện trên cũng cần quán triệt tốt một số nguyên tắc cơ bản:
Một là, đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam để đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch.
Hai là, phân biệt rõ quan điểm thù địch, quan điểm sai trái và xem xét xem chúng thuộc loại nào, trên cơ sở đó có các phương pháp đấu tranh, phê phán cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Đối với các quan điểm thù địch, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống lại, bác bỏ toàn diện, triệt để trên nhiều phương diện lý luận, pháp lý, lịch sử, khoa học, thực tiễn. Phân biệt những quan điểm sai trái do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ với những quan điểm sai trái do cố ý, cố tình để có phương thức đấu tranh phù hợp.
Ba là, vận dụng uyển chuyển nguyên tắc khách quan trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
Bốn là, quán triệt nguyên tắc dân chủ trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét