Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

Tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “đa nguyên, đa đảng”

 

Tiếp tục sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “đa nguyên, đa đảng”

 


Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch xác định phá hoại tư tưởng là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất, trong đó hướng trọng điểm là tập trung công kích, phủ nhận, làm mất uy tín, niềm tin, tiến tới lật đổ và loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Như lập trình định sẵn, “đến hẹn lại lên”, dịp này trên các hội, nhóm, cộng đồng chống cộng, phản động lưu vong, cơ hội chính trị như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các trung tâm truyền thông BBC, RFA, RFI... gia tăng các bài viết xuyên tạc, chống phá. Luận điệu suy diễn, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên các điểm:

Về phương diện lịch sử, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị tập trung xuyên tạc, phủ nhận lịch sử và thành quả đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng xuyên tạc lịch sử, cho rằng nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì dân tộc ta không phải tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài, đau thương, tổn hại xương máu. Cho rằng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không “độc đoán, chuyên quyền” thì Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ các nước phát triển từ lâu. Từ đó rêu rao, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng lãnh đạo đất nước.

Trên phương diện thực tiễn, các thế lực thù địch cường điệu, khoét sâu vào một số hạn chế, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhất là một số hiện tượng, sự việc đơn lẻ, biến nó thành phổ biến, tất yếu của chế độ, rồi quy kết vào cái gọi là “lỗi hệ thống” - ám chỉ hệ thống chính trị do một đảng lãnh đạo; đổ lỗi Đảng lãnh đạo tạo ra sự tụt hậu kinh tế so với trình độ phát triển chung, cho rằng Đảng chỉ tập trung nỗ lực vào vấn đề chuyên quyền chính trị, thay vì vấn đề kinh tế. Họ sử dụng triệt để những chiêu bài dân chủ, đa nguyên, thúc đẩy cái gọi là “xã hội dân sự” để cổ vũ sự bất đồng ý kiến về quan điểm trong Đảng, từ đó để chia rẽ đoàn kết dân tộc, hòng tạo thành những phe phái, hội nhóm đối lập. Các thế lực chống cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thế lực thù địch đưa ra luận điệu độc đảng là độc tài, độc đoán, là thủ tiêu dân chủ, động lực phát triển đất nước; một Đảng được tổ chức theo “mô hình phát xít”, mắc bệnh sùng bái với quá khứ… 

Đây là những luận điệu cố tình xuyên tạc về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thể chế chính trị ở Việt Nam, cổ súy, thúc đẩy cái gọi là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập kiểu phương Tây. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành cho lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn nhân dân lao động và toàn dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với đảng chính trị trong thể chế đa đảng chỉ đại diện cho một nhóm lợi ích nhất định mà trong rất nhiều trường hợp, lợi ích cục bộ của đảng phái mâu thuẫn, xung đột với lợi ích chung của xã hội.

Phát huy tốt vai trò giám sát của báo chí và nhân dân

 


Để thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trước hết, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình đối với công tác xây dựng Đảng; cho đảng viên nhận thức được tự phê bình và phê bình là việc làm hết sức tự nhiên như việc phải đánh răng rửa mặt hàng ngày cho sạch sẽ. Làm cho đảng viên thấy rằng việc thật thà phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí khác để cùng nhau tiến bộ là nhiệm vụ hết sức quan trọng để củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nhất là những nội dung biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) đã nêu ra. Nâng cao ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, ý thức “tự soi”, “tự sửa”… thực hiện tốt các quy định và phát huy tốt vai trò giám sát của báo chí và nhân dân với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Thực hiện chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ thường xuyên. Mục tiêu tối thượng của phê bình là chân thành để sửa chữa khuyết điểm, cùng nhau tiến bộ. Làm sao để mỗi đảng viên tự giác, thật thà phê bình, tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh hành vi của mình; làm rõ những ưu điểm, kết quả cũng như những hạn chế, yếu kém trong quá trình lãnh đạo của tổ chức đảng. Sau phê bình phải có biện pháp cụ thể, sát thực để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; kết hợp giữa “xây” với “chống”, nói đi đôi với làm; chú trọng gợi ý kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân có biểu hiện vi phạm. Các cấp ủy đảng cần đưa việc tự phê bình và phê bình gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nội dung sinh hoạt hàng tháng.

Không có nhận xét nào: