Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

THỰC HƯ VẤN ĐỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

   THỰC HƯ VẤN ĐỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với khoảng ¼ dân số theo các tôn giáo. Tín đồ tôn giáo phần lớn là người yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều hướng thiện, chung sống hòa bình, không có xung đột đức tin và chiến tranh tôn giáo. Người Việt Nam được tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị tôn giáo.

Bất chấp sự thật đó, gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một số trang mạng xã hội đã đưa ra những nhận định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như: ở Việt Nam không có tự do tôn giáo thật sự; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo vùng dân tộc thiểu số; luật pháp Việt Nam sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các "tội danh mơ hồ" để “đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”...

Để biết rõ ở Việt Nam có tự do tôn giáo thực sự hay không, hãy nhìn vào bức tranh tôn giáo ở Việt Nam để khẳng định: Ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết. Kể từ đó đến nay, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam không phân biệt người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo, sát cánh bên nhau, nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua bao khó khăn, cùng nhau gìn giữ, bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực tế, thành quả của độc lập tự do, của công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước theo tinh thần “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ thành công, thành công, đại thành công” là do sự quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam, không phân biệt theo hoặc không theo tôn giáo. Người theo tôn giáo ở Việt Nam không bị hạn chế phát triển quyền tự do cá nhân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Sự khác nhau giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp đã quá rõ ràng, vì vậy không thể nhầm lẫn giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp. Các tôn giáo đều hướng tới những điều tốt đẹp, được pháp luật thừa nhận và người dân có quyền theo hoặc không theo. Còn đối với tổ chức bất hợp pháp, chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật, khi người dân có đủ hiểu biết, họ sẽ không tin, không nghe theo và tự nguyện rời bỏ các tổ chức này.

Hơn 90 năm qua kể từ khi có Đảng, nhân dân Việt Nam không phân biệt theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua khó khăn, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Đất nước thống nhất, toàn thể dân tộc cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có sự phân biệt hay hạn chế tự do tôn giáo của cá nhân. Tín đồ tôn giáo trước hết là công dân Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trên đất nước này, tôn giáo có đặc trưng riêng, thể hiện nét đẹp của văn hóa, những lễ hội tôn giáo và những điều tốt đẹp của nó có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, ảnh hưởng đến đông đảo cá nhân trong xã hội như Lễ Phật Đản; Lễ Vu Lan báo hiếu, Lễ Chúa giáng sinh... Vì vậy, những kẻ âm mưu gây dựng tổ chức bất hợp pháp hay cố tình đưa ra những luận điệu xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đừng hy vọng, vì dù nhầm lẫn hay cố tình xuyên tạc để thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam cũng sẽ thất bại.

Không có nhận xét nào: