Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

ĐẤU TRANH BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ VI PHẠM TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

ĐẤU TRANH BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ VI PHẠM TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

Trong những năm gần đây, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ liên tục đề nghị đưa Việt Nam vào "Danh sách theo dõi đặc biệt" về tự do tôn giáo. Gần đây nhất, ngày 2.12.2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố quyết định đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về quyền tự do tôn giáo. Những cáo buộc này dựa trên những thông tin không chính xác, đánh giá thiếu khách quan, trung thực về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Việc đưa Việt Nam vào "Danh sách theo dõi đặc biệt" là bước tiến để Mỹ đưa Việt Nam đến gần hơn "Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt" (CPC) và sẽ tiến hành các biện pháp ngoại giao trừng phạt hay cấm vận.

Cần khẳng định ngay rằng chính sách của Mỹ chính là sử dụng những vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo trong chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta; làm cộng đồng thế giới hiểu sai về chính sách, tình hình tự do tôn giáo ở nước ta… Cũng cần phải khẳng định thêm rằng luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia khác đều quy định rất rõ quyền tự do tôn giáo không thể là tự do tuyệt đối, tự đứng ngoài pháp luật. Và, luật pháp Việt Nam cũng không ngoại lệ, khẳng định bảo đảm quyền tự do tôn giáo nhưng không được nhân danh tôn giáo để tập hợp lực lượng, kích động bạo lực, gây rối, biểu tình, khủng bố; lợi dụng để xâm phạm đến an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc, phá hoại đại đoàn kết dân tộc… Những hành vi này đều bị xét xử theo pháp luật. Có thể khẳng định rằng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam đã được đảm bảo, đó là điều không thể phủ định và được chứng minh qua bức tranh về tôn giáo với những nét ổn định, phát triển, đa dạng.

Những thành tựu đó được minh chứng thêm thông qua các tổ chức nghiên cứu quốc tế khi xếp Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về mức độ đa dạng hóa tôn giáo. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đã hai lần trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ đầu vào 2014 - 2016 và nhiệm kỳ hiện tại 2023 - 2025 là bằng chứng thuyết phục nhất để bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch vu khống tình hình nhân quyền liên quan đến tự do tôn giáo ở nước ta. Việc công bố sách trắng về Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam một cách đầy đủ, khách quan và công khai là hình thức truyền thông chính thống về vấn đề tự do tôn giáo ở nước ta tới cộng đồng quốc tế. Một lần nữa khẳng định những thành tựu đạt được trong thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam là không thể phủ định; đó là kết quả quá trình nhất quán từ nhận thức đến hành động của cả hệ thống chính trị và đồng thời là sự đồng thuận, đồng lòng chung sức của đồng bào tôn giáo./.

Không có nhận xét nào: