Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Phê phán luận điệu xuyên tạc về “Tự do Internet tại Việt Nam”

 

Phê phán luận điệu xuyên tạc về “Tự do Internet tại Việt Nam”


Lâm Hoài Thạch đăng trên “Viettin” với tiêu đề “Hội thảo “Tự do Internet” tìm cách giúp giới trẻ trong nước đu tranh”. Nội dung của bài viết nhấn mạnh đến vấn đề “Tự do Internet”, nhằm lôi kéo giới trẻ ở hải ngoại và trong nước đấu tranh cho tự do và dân chủ trên internet.

Chúng ta phải khẳng định luận điệu của Lâm Hoài Thạch về cái gọi là Việt Nam “không có tự do Internet” là xuyên tạc, bịa đặt, không đúng với sự thật tại Việt Nam, bởi: Từ khi thành lập nước đến nay, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam luôn nhất quán quan điểm bảo đảm mọi điều kiện cho sự phát triển toàn diện của người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do Internet.

Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, mạng xã hội đã trở nên phổ biến với cuộc sống hàng ngày của hầu hết người Việt Nam. Và Việt Nam là nước có tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao trên thế giới. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến nay, lượng người dùng Internet đạt hơn 72 triệu người (73%) và Việt Nam hiện là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên thế giới; số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone 94,2 triệu, riêng số người dùng mạng xã hội hiện nay có 76,95 triệu người, tương đương với 78,1% dân số. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực nhiều mặt thúc đẩy sự phát triển xã hội là những tác động tiêu cực của thông tin sai trái, độc hại trên Internet ngày càng gia tăng phức tạp. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia máy tính đã nhận định “Thế kỷ XXI là thế kỷ của tội phạm mạng” và “Chiến tranh mạng đã là nguy cơ hiện hữu”.

Hiện nay, một trong những phương thức hoạt động diễn biến hòa bình phổ biến nhất được các thế lực thù địch, phản động tiến hành đối với Việt Nam là tận dụng mạng Internet tiến hành chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa mà cách thức chủ yếu là truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị; xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo các vấn đề bức xúc trong xã hội; tạo dựng thông tin sai sự thật, nhằm làm nhiễu loạn truyền thông, gây hoài nghi trong quần chúng, từng bước tạo bất ổn trong xã hội tiến tới hình thành các xu hướng phản kháng chống chính quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chúng triệt để lợi dụng các tính năng ưu việt, hiệu quả của Internet, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân hòng mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng từ các phần tử dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù, phần tử cơ hội, bất mãn, thoái hóa biến chất, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ, cả tin… để hình thành tổ chức bí mật ở trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho các hoạt động bạo loạn, lật đổ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, nhằm tránh bị lợi dụng gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định được quy định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng và tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài …”; Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin …”. Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới cũng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn những thông tin được phép đăng tải trên mạng xã hội, hạn chế tối đa sự lan tràn, phát tán những thông tin giả mạo và độc hại.

Như vậy, có thể khẳng định rằng bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối, các quốc gia đều có quy định xử lý hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để xâm phạm quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Việc đề cao tự do ngôn luận trên internet phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc, bất chấp luân lý, đạo đức và luật pháp như Lâm Hoài Thạch và đồng bọn tung hô./.

Không có nhận xét nào: