Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

SỰ “NGU MUỘI” CỦA NGUYÊN ANH

 

SỰ “NGU MUỘI” CỦA NGUYÊN ANH


Trên trang mạng xã hội “Quyenduocbiet”, Nguyên Anh đã đăng một bài viết có tiêu đề “Muốn biết XHCN như thế nào thì hãy nhìn vào các quốc gia cộng sản”. Luận điệu của y thể hiện rõ sự công kích, bài bác, xuyên tạc, phê phán con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, ca ngợi chủ nghĩa tư bản, gieo rắc tâm lý hoài nghi, gây bất ổn xã hội, đòi Ðảng, nhân dân ta từ bỏ mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Với cách nhìn định kiến và thái độ “chống cộng” rất cực đoan, Nguyên Anh cho rằng “Đảng cộng sản Việt Nam thường tuyên truyền lếu láo đi lên XHCN là khát vọng của dân tộc ta. Qua nhiều bài viết tôi đã chỉ ra rằng không có người dân Việt Nam nào (ngoại trừ bọn đảng viên, dư luận viên) mong muốn đất nước tiến tới XHCN cả…”

Đọc những dòng chữ trên, là người dân Việt Nam ai cũng phẫn nộ với loại người “không biết mình là ai” này, bởi lẽ, có ai cho Y cái quyền phán xét này. Loại người chỉ biết tự giam mình trong bóng đêm thù hận, đầu óc ngày càng mụ mị, lạc lõng như Nguyên Anh thì làm sao thấy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, làm sao hiểu được khát vọng về cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam.

Thực tiễn đã chứng minh, ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thế bất lợi, thoái trào. Tại thời điểm này, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tại các kỳ Đại hội, Đảng ta đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển, cụ thể hóa hơn các mục tiêu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại.

Trải qua 37 năm đổi mới, có thể thấy con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng rõ hơn. Ðất nước giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử; chính trị – xã hội ổn định; kinh tế phát triển; quốc phòng an ninh được giữ vững; đối ngoại mở rộng; vị thế và vai trò của Việt Nam được khẳng định và nâng cao, tạo thế và lực để nước ta tiếp tục hướng đến mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Những thành quả của công cuộc đổi mới đã chứng minh rằng lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và quy luật phát triển khách quan của xã hội loài người. Ðồng thời là minh chứng rõ ràng nhất để bác bỏ quan điểm XHCN không phải là “thiên đường”, mà là “địa ngục” như những lời rêu rao của Nguyên Anh và các thế lực thù địch, phản động.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định bài viết của Nguyên Anh thực sự là những luận điệu phi lịch sử, phản động, bóp méo sự thật. Mục đích Y là làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hoài nghi, mơ hồ, dao động, suy giảm niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, tạo thời cơ để các thế lực thù địch tác động, chuyển hoá thể chế chính trị, gây bất ổn xã hội, cuối cùng là lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam./.

Không có nhận xét nào: