Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và phòng, chống tham nhũng là những nội dung quan trọng của công tác xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là nền tảng để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, ngược lại, kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng là động lực tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian qua, những con số thống kê “biết nói” cho chúng ta thấy những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn quân, toàn dân ta.
Hoàn
thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa về phòng, chống tham nhũng
Pháp chế xã hội chủ nghĩa,
hiểu một cách chung nhất là chế độ của đời sống chính trị – xã hội, trong đó
nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; các cơ quan, tổ chức và mọi công dân
đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và
thống nhất. Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý. Như vậy, thực chất của
việc tăng cường pháp chế là tăng cường chế độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội
bằng pháp luật để mọi chủ thể trong xã hội đều hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật. Tăng cường pháp chế bao gồm quá trình ban hành, tuyên truyền
phổ biến, duy trì hoạt động xã hội trong khuân khổ pháp luật và xử lý nghiêm
minh mọi vi phạm pháp luật, trong đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở, tiền
đề của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống pháp luật phòng,
chống tham nhũng đã được quan tâm xây dựng ngay sau khi Cách mạng tháng Tám –
1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhưng phải đến năm,
2005, lần đầu tiên Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội ban hành và có
hiệu lực từ ngày 01/6/2006 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện quyết tâm
cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và 2012, đến năm 2018, Luật phòng,
chống tham nhũng được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, với những thay
đổi đáng kể trong quan điểm về tham nhũng. Cùng với đó là các luật như: Luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005; Luật Cán bộ, công chức năm 2008
(sửa đổi, bổ sung năm 2019); Luật Viên chức năm 2010 (2019); Luật Thanh tra năm
2010; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011, 2018; Luật Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí năm 2013; Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật Tiếp cận thông
tin năm 2016; Luật Báo chí năm 2016; Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật An ninh
mạng năm 2018… và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, các Nghị
quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn
của Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tạo ra một hành lang
pháp lý tương đối toàn diện về phòng, chống tham nhũng, trực tiếp góp phần nhốt
quyền lực trong “lồng cơ chế”.
Kết
quả thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Trong 10 năm (2012-2022), các
cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can,
truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo, về các
tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; trong đó tội phạm về tham nhũng đã khởi tố,
điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét xử sơ thẩm
2.439 vụ/5.647 bị cáo. Bên cạnh đó, đối với công tác thu hồi tài sản tham nhũng, cùng với việc phát hiện, xử
lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, công tác thu hồi tài sản tham
nhũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thu hồi tài sản được nâng lên. Nếu như
trước năm 2013, tỷ lệ thi hành án về tiền đối với các vụ án tham nhũng chỉ đạt
dưới 10%, thì giai đoạn 2012-2022 đã đạt tỷ lệ 34,7% (60.940 tỷ đồng/175.608 tỷ
đồng). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được
gần 50.000 tỷ đồng, đạt 41,3%.
Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy
ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000
đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170
cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng và sĩ quan
cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Mấy
giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay
Thứ nhất, tăng cường pháp chế trong hoạt
động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham
nhũng để có hệ thống pháp luật chất lượng, hiệu quả, đáp ứng kịp thời
yêu cầu thực tiễn.
Thứ hai, tăng cường pháp chế trong thực
hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng để đưa pháp luật đi vào cuộc sống.
Thứ ba, tăng cường pháp chế
trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và
xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Thứ tư, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước.
Thứ năm, kết hợp đồng bộ với các chỉ thị,
quy định của Đảng, các tổ chứ hính trị xã hội trong công tác quản lý, giáo dục,
rèn luyện cán bộ, đảng viên và đội viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét