ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, SAI TRÁI LÈO LÁI DƯ LUẬN VỀ 2 VỤ ĐẠI ÁN
Niềm tin vững chắc vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực việc các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án “chuyến bay giải cứu” và Việt Á cho thấy chủ trương và hành động nhất quán “kiên quyết, kiên trì, không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Lật tẩy những chiêu trò xuyên tạc, chống phá. Phiên tòa sơ thẩm xét xử 54 bị cáo trong vụ án tổ chức những “chuyến bay giải cứu” và kết luận điều tra đề nghị truy tố 38 bị can trong vụ án Việt Á một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và không có vùng cấm, dù là ai vi phạm pháp luật đều bị xử lý. Tuy nhiên, lợi dụng việc xét xử vụ án, các thế lực thù địch, chống đối đã tung ra nhiều bài viết, phỏng vấn hòng lèo lái từ các vụ án hình sự sang vấn đề chính trị nhằm tạo cớ bôi đen, phủ nhận không chỉ phủ nhận thành quả phòng chống đại dịch Covid-19 mà nguy hiểm hơn là chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta; phủ nhận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đông đảo người dân cùng dư luận trong và ngoài nước quan tâm theo dõi sát sao, đồng tình và đánh giá cao, các thế lực xấu, chống phá vẫn tìm mọi cách để xuyên tạc, nhào nặn nhằm hướng dư luận tới cái đích đen tối chúng mong muốn. Đó là đánh đồng hiện tượng một số cán bộ thoái hóa, biến chất để quy kết thành bản chất “đã là quan chức là tham nhũng”; là xuyên tạc, phủ nhận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
Lợi dụng một bộ phận cán bộ, đảng viên được phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong các vụ án “chuyến bay giải cứu”, kit test Việt Á, các thế lực xấu, phần tử phản động, chống phá, bất mãn, cơ hội chính trị… đã lập lờ đánh đồng hiện tượng thành bản chất, quy chụp rằng toàn bộ đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước “đang rơi vào tình trạng tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa, biến chất”. Họ lớn tiếng vu cáo rằng, đó là bản chất, là “căn bệnh nan y, kinh niên” của chế độ độc đảng cầm quyền. “Đi đầu”, “xung kích” trên mặt trận xuyên tạc, chống phá vẫn là những “khuôn mặt” không hề xa lạ. Họ “đào bới” đời tư một số cán bộ đã bị xử lý để rồi cắt ghép hình ảnh với những ngôi biệt thự, xe sang rồi dựng lên đó là “chứng cứ” quan chức “ở nhà lầu đi xe sang”. Họ phán rằng “Phòng, chống tham nhũng vẫn theo cách cũ thì hiệu quả là nước đổ biển”. Trong đó, trang RFA thực hiện loạt bài viết sai lệch, xuyên tạc về tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại nước ta, cho rằng việc chống tham nhũng chỉ là “tỉa nhánh”, “sâu mọt càng bắt càng nhiều”…Chúng bóp méo, nhào nặn các vụ án “chuyến bay giải cứu”, Việt Á để quy chụp rằng đó là “lỗi hệ thống”, phủ nhận chủ trương và hành động nhất quán “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta. Thậm chí, một số trang mạng chống phá như “Tiếng Dân” còn có những bài viết sai trái, quy chụp rằng, tham nhũng là do thể chế, do chế độ “đẻ ra” để rồi lộ rõ dụng ý đen tối rằng việc chống tham nhũng, tiêu cực không thể theo cách thức hiện nay mà muốn chống được tham nhũng phải thay đổi cấu trúc bộ máy, phải “phá bỏ tính chuyên chế, trao quyền cho người dân”.
Đập tan luận điệu xuyên tạc, sai trái lèo lái dư luận về 2 vụ đại án: Niềm tin vững chắc vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính những ý đồ xấu xa trong việc lợi dụng các vụ án “chuyến bay giải cứu”, Việt Á đã làm lộ rõ cái đích mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn và cơ hội chính trị muốn nhắm tới. Chúng muốn lợi dụng các vụ án này nhằm phủ nhận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang “rực lửa” ở nước ta; muốn hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc đang được người dân cả nước tin tưởng, đánh giá cao, và nguy hiểm hơn là phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng ta.
Đảng ta không hề né tránh mà từ lâu đã thẳng thắn nhìn nhận, tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, là thách thức lớn đối Đảng và Nhà nước; mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng vẫn chưa đạt được, nhất là sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI diễn ra tháng 1-2011. Với quyết tâm mạnh mẽ ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Ban chấp hành Trung ương - cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội Đảng - tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 diễn ra tháng 5-2012 đã thông qua chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Triển khai thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, ngày 1-2-2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên cả nước. Chỉ 3 ngày sau khi Bộ Chính trị ký ban hành Quyết định, ngày 4-2-2013, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm 16 thành viên do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban đã ra mắt và họp Phiên thứ nhất.
Trong hơn 10 năm qua sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập, hàng loạt vụ án, đại án tham nhũng đã được đưa ra xét xử với số lượng cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ cấp cao, bị xử lý nhiều hơn bất cứ một giai đoạn nào trước đó. Phòng, chống tham nhũng giờ đây được thực hiện ở diện rộng hơn, đi vào chiều sâu và thực chất; từ bị động, đang dần chuyển sang trạng thái chủ động tấn công, nhất là vào những nguyên nhân căn cơ, gốc rễ, qua đó, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng, cũng như vai trò của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Với quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng trong hơn 10 năm qua đã được đẩy mạnh chưa từng có, mang lại những kết quả mang tính bước ngoặt. Việc xử lý nhanh chóng, quyết liệt, dứt khoát với nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có điểm dừng”, bất kỳ ai dù giữ chức vụ cao đến đâu nếu vi phạm pháp luật đề bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật là minh chứng, là sự khẳng định mạnh mẽ quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã thi hành kỷ luật 270 tổ chức Đảng, gần 10 nghìn đảng viên, trong đó có gần 4.000 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (tăng gần 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII). Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gần 2 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII).
Có thể khẳng định, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đã thu được những kết quả rất quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân với Đảng và chế độ. Những nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam là một trong những chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm, ghi nhận của báo chí quốc tế. Thập kỷ qua, Việt Nam tăng hơn 30 bậc về chỉ số nhận thức tham nhũng, theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch thế giới (TI). Báo cáo Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2022 do TI công bố cuối tháng 1-2023, Việt Nam là 1 trong số 6 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiến bộ nổi trội nhất trong chống tham nhũng, với 42 điểm, tăng 9 điểm kể từ năm 2018. Đó chính là sự bác bỏ thuyết phục nhất với mọi toan tính muốn lợi dụng các vụ án “chuyến bay giải cứu”, Việt Á hay các vụ án tham nhũng, tiêu cực để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét