Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

Phải chăng Võ Ngọc Ánh lú lẫn, “não cá vàng”

 

Phải chăng Võ Ngọc Ánh lú lẫn, “não cá vàng”


Trên trang “Voatiengviet. com” Võ Ngọc Ánh tiếp tục chiêu trò cũ, đả kích, đánh tráo khái niệm, xuyên tạc về công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Trong bài viết “Đốt lò chỉ là phong trào, không tạo ra được nền tảng chống tham nhũng”, Y cho rằng: “Thể chế độc tài trực tiếp tạo ra cơ chế, khoảng trống cho tham nhũng lộng hành, phổ biến”. Như chúng ta đều biết, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có; nó như “khuyết tật bẩm sinh’ của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Các quốc gia muốn tồn tại và phát triển vững mạnh đều quan tâm và tiến hành đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Kinh nghiệm các quốc gia từ xưa tới nay cho thấy: “Không có bất cứ một thể chế nào, quốc gia dân tộc nào tuyệt đối không có tham nhũng; không có một sự thịnh vượng hay phát triển nào ở bất cứ quốc gia hay dân tộc nào, nếu không phòng, chống tham nhũng một cách kiên quyết và hiệu quả”[1].

Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm sâu sát, ngay sau khi giành chính quyền, ngày 27/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 223 về việc: “xử phạt tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công quỹ hoặc của công dân”. Sắc lệnh 223 là đạo luật chống tham nhũng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng và xem tham nhũng như là “giặc nội xâm”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh: Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các phe cánh hay đấu đá nội bộ, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu[2]. Đến Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đảng ta xác định: “tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành… gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”. Trước tình hình đó, Hội nghị đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo. Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, càng đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chúng ta càng mạnh lên, Đảng ta càng được củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch”[3]. Vậy thử hỏi “Đảng, Nhà nước ta tạo khoảng trống cho tham nhũng lộng hành, phổ biến ở chỗ nào”.

Chắc là Nguyễn Ngọc Ánh lú lẫn, “não cá vàng” với giám khẳng định “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng từ đầu”. Sau 10 năm Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thành lập (01/02/2013 – 01/02/2023), công tác phòng, chống tham nhũng đã được nâng tầm, mục tiêu được thực hiện khá thành công. Công tác phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những kết quả to lớn, vạch trần được nhiều vụ việc lớn, kỷ luật và xử lý hình sự đối với nhiều cá nhân thoái hóa biến chất. với phương châm “không có vùng cấm”, không ngoại trừ một ai, bất kỳ ai vi phạm đều bị xử lý. Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong 10 năm qua đã được đồng chí Tổng Bí thư đánh giá, đúc kết lại trong Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”. Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức 03 Hội nghị toàn quốc về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành trên 100 văn bản để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (tăng 02 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng). Quốc hội đã thông qua 24 luật, pháp lệnh và ban hành nhiều nghị quyết quan trọng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 335 nghị định, 86 quyết định; các bộ, ngành ban hành gần 1.800 thông tư, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực[4].

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã có bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế – xã hội của đất nước, thực sự trở thành “phong trào, xu thế không thể đảo ngược”. Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện một cách mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Do vậy, những dòng “bồi bút”, cố tình xuyên tạc sự thật,  của Nguyễn Ngọc Ánh chắc chắn không thể đánh lừa được người dân Việt Nam. Cho dù có cố tình phủ nhận, lái góc này sang góc kia, dùng ý này xỏ ý khác về thành quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thì càng chứng minh chính Nguyễn Ngọc Ánh là kẻ thiếu hiểu biết, lú lẫn, phản quốc, hại nước, hại dân./.

Không có nhận xét nào: