Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

Phê phán luận điểm sai trái của Trường Sơn đăng trên “BBCtiengviet. com”

 

Phê phán luận điểm sai trái của Trường Sơn đăng trên “BBCtiengviet. com”


Nghị quyết 27-NQ/TW (Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết là bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Cụ thể, thể chế hóa đầy đủ và thực hiện đúng đắn, hiệu quả cơ chế Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Ấy thế mà Trường Sơn lại đăng bài trên trang bbctiengviet.com với tiêu đề Mong manh định chế dân được làm những gì pháp luật không cấm và cho rằng việc được làm của người dân bị đình hoãn, thm chí không còn cơ hội thực hiện là hoàn toàn sai trái, không đúng với Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam, bởi lẽ:

Nghị quyết 27-NQ/TW (Hội nghị lần thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới là nhằm tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Ðảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thực hiện tốt nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia-dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo đó, tại Khoản 2, Điều 14, Hiến pháp 2013 thể hiện: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Ở đây, “được làm” được hiểu là quyền được thực hiện một hoặc nhiều hoạt động theo ý chí, mong muốn. Và theo quy phạm pháp luật được viện dẫn về quyền con người và quyền công dân, quyền của hai đối tượng này chỉ bị hạn chế bởi quy định của pháp luật; mà pháp luật cũng chỉ được phép hạn chế quyền của hai đối tượng này trong trường hợp vì lý do cần thiết để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng. Thế nên một khi pháp luật “vì lý do cần thiết để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng” thực hiện hạn chế quyền của hai đối tượng trên, thì cũng đồng nghĩa là pháp luật đã thực hiện hành động, đúng với sứ mệnh của pháp luật; chính là thực hiện sự hạn chế dựa trên sức mạnh uy quyền của Nhà nước, hay nói cách khác là (cấm) các đối tượng này lạm dụng quyền gây ảnh hưởng đến những đối tượng mà Nhà nước có nhiệm vụ, nghĩa vụ bắt buộc phải bảo vệ kể trên. Thế nên, đó là lý do mà công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Và Trường Sơn cho rằng “chỉ cần ban hành danh mục những gì cần cấm, thế là đủ” thì đấy là ngụy biện, không có căn cứ vì một điều hiển nhiên là pháp luật không thể điều chỉnh hết các mặt của đời sống xã hội, trong những bối cảnh cụ thể nên nếu cho cái gì mới được làm cái đấy là không hợp lý.

Còn đối với cơ quan công quyền hay cán bộ chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, đó là dựa trên cơ sở pháp lý với các luật riêng điều chỉnh hoạt động của cơ quan nhà nước hay luật cán bộ công chức. Các đối tượng trên chỉ được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà các luật này đã quy định. Theo Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013 xác định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Cơ quan công quyền là một cách gọi khác của Cơ quan mang quyền lực Nhà nước, là một thành phần của Nhà nước, cũng đồng nghĩa sẽ chịu những điều chỉnh tương tự như Nhà nước. Mà căn cứ theo Hiến pháp, Nhà nước chỉ được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Khi và chỉ khi nào Hiến pháp và pháp luật thiết lập ra những giới hạn, những nhiệm vụ, quyền hạn, những hoạt động cho Nhà nước, thì Nhà nước, hay các cơ quan công quyền này mới được phép thực thi, hoạt động dựa theo.

Như vậy, có thể thấy rằng công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền hay cán bộ chỉ được làm những gì pháp luật cho phép hoàn toàn được ghi nhận tại Hiến pháp và luật công chức Nhà nước. Do đó, mọi người cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, không đúng sự thật; thường xuyên trau dồi, nâng cao tri thức, bản lĩnh chính trị, kỹ năng nhận diện và đấu tranh trên các mặt trận tư tưởng, lý luận, nhằm làm thất bại mọi hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam của các thế lực thù địch./.

Không có nhận xét nào: