Tháng 6/2023 vừa qua có bài viết “Chứng cứ sờ sờ ra đấy” của Đỗ Duy Ngọc trên trang Baotiengdan.com, bài viết là câu chuyện liên quan đến nhà biệt thự của một đồng chí cán bộ công chức, hình ảnh ngôi nhà rất to, đẹp và sang trọng, đằng sau câu chuyện đó là một thủ đoạn, một âm mưu chống phá, chúng cho rằng đội ngũ công chức, lãnh đạo trong bộ máy luôn làm giàu trên mồ hôi, sương máu của nhân dân, từ đó chúng đểu cáng vẽ ra một tiền đồ chị Dậu cho đất nước ta, đây là nhận định quá mơ hồ, bịa đặt, vin cớ vài câu chuyện lẻ tẻ, cóp nhặt không đầu không cuối để nói xấu chế độ mà đối tượng thù địch đưa ra nhằm làm giảm niềm tin, làm nao núng lòng dân đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ dân tộc.
Mở đầu Duy Ngọc viết: “Căn biệt thự được cho là của Thiếu tướng quân đội Phạm Bá Hiền (quê huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh… Cũng có người có nhà riêng nhưng cũng không xây dựng to lớn như toà lâu đài của quý tộc châu Âu như căn nhà của vị Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Tĩnh vừa được báo chí nhắc tới…” Từ trước đến nay, người cán bộ, công chức luôn được xác định là công bộc của nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân và liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Đảng và Nhà nước ta luôn dày công bồi dưỡng, vun trồng, trọng dụng những cán bộ có tâm đức và tài năng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Cán bộ, công chức không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã xác định: “Cán bộ, công chức phải xây dựng và thực hành phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học hỏi và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Đúng là ngày nay, các câu chuyện “công chức” và “quan chức” lại trở thành một vấn đề giành được nhiều sự quan tâm và đánh giá của dư luận xã hội. Trong cuốn Người Việt Phẩm chất và Thói hư tật xấu (NXB Thanh niên – Báo Tiền phong), người ta vẫn băn khoăn, trăn trở với câu chuyện coi uy tín cơ quan nhà nước như “của chùa” để trục lợi, với câu chuyện “nhất thân, nhì quen” trong quan hệ tìm việc, thăng quan tiến chức…để rồi còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức trong bộ máy Đảng, Nhà nước và đoàn thể nổi lên tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, xa dân, hống hách với dân và trở thành những “ông quan cách mạng”. Nghị quyết số 12-NQ/TW – Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cũng đã thẳng thắn nhận định: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc… Từ nhận định đó, Đảng và nhân dân ta đã và đang nghiêm khắc phê phán, lên án và loại ra khỏi đội ngũ cán bộ, công chức những cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, lấy lại sự tin tưởng của nhân dân vào đội ngũ cán bộ này.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhất là việc xuất bản, quán triệt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn đảng, toàn quân, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm; ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…; quy định về phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…
Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung rà soát, giám sát, xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; khắc phục những sơ hở, bất cập dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 03 Hội nghị toàn quốc về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành trên 100 văn bản để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (tăng hai lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng). Quốc hội đã thông qua 24 luật, pháp lệnh và ban hành nhiều nghị quyết quan trọng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 335 nghị định, 86 quyết định. Các bộ, ngành ban hành gần 1.800 thông tư, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Sáu tháng đầu năm 2023, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 218 đảng viên do tham nhũng, 10 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 13 cán bộ diện Trung ương quản lý. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 165.000 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2022); kiến nghị xử lý trách nhiệm 784 tập thể, 2.912 cá nhân. Tác giả kết bài như sau: “Những biệt thự như thế càng nhiều, dân đen càng mãi đói nghèo và tiền đồ còn tối đen hơn kiếp nạn của chị Dậu ngày xưa”.
Quá ngông cuồng và phát ngôn bừa, bởi theo đánh giá chung thì nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững,hiện nay đang ổn định chính trị, an ninh. Qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, thi hành án đã chuyển hơn 320 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Thực tế ở Việt Nam ngày càng tăng cường trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, coi trọng đạo đức và năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên là công bộc và người đầy tớ của Nhân dân, xây dựng đất nước phồn thịnh, văn minh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét