Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

Hành động “đội lốt” tự do báo chí

 

Hành động “đội lốt” tự do báo chí

  - Ngày 03/11, kênh tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng bài: “Ba tổ chức quốc tế kêu gọi chính quyền chấm dứt đàn áp báo chí trước kiểm điểm nhân quyền”; trong đó, thông tin ba tổ chức nhân quyền là Ủy ban Bảo vệ ký giả (CPJ), Freedom House (FH) và Quỹ Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK) kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp báo chí, bảo đảm các nhà báo không bị cầm tù hoặc bị sách nhiễu hay không được hoạt động báo chí. Đây là sự đòi hỏi phi lý và vu khống bất chấp sự thật của cái gọi là nhân danh tổ chức: CPJ, FH, RFK.

Cần khẳng định rõ: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán với quan điểm, đường lối, chủ trương bảo đảm quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho công dân. Điều 25, Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tại Điều 9, Luật Báo chí 2016 đã quy định “nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự,… cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp, đúng pháp luật”. Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định chi tiết hoạt động báo chí, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Như vậy, với hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể, rõ ràng về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng như cách thức tổ chức, hoạt động báo chí, tạo hành lang pháp lý để bảo đảm các hoạt động trên được bảo đảm, thực thi trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên thực tế, các hoạt động báo chí, tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được bảo đảm, thực thi đầy đủ. Hiện nay, Việt Nam có 808 cơ quan báo chí, bao gồm 138 báo và 670 tạp chí; trong đó, có nhiều cơ quan truyền thông đa phương tiện, như: Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, v.v. Các cơ quan báo chí đã tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt; huy động sự tham gia góp ý và phát huy vai trò của đông đảo nhân dân trong việc giám sát, phản biện xã hội; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,… đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.Và, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dùng mạng xã hội cao trên thế giới (nằm trong top 10). Theo thống kê, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam có khoảng 66,2 triệu người dùng facebook; 50,6 triệu người dùng TikTok; khoảng 63 triệu người dùng Youtube, v.v.

Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phát đi thông cáo về Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ 27, diễn ra từ ngày 01/11 đến 02/11 tại Washington DC cho biết: “Cuộc đối thoại đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền và quyền lao động, bao gồm tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội,…”. Thông cáo cũng nêu rõ, theo quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam, việc thúc đẩy nhân quyền là một yếu tố thiết yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là “chìa khóa” cho sự mở rộng của Hoa Kỳ với Việt Nam. Điều này cho thấy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhìn nhận, đánh giá khách quan những thành tựu và kết quả việc bảo đảm nhân quyền nói chung, bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng của Việt Nam.

Vì thế, ba tổ chức là CPJ, FH, RFK lợi dụng việc các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, điều tra, xét xử, xử lý đối với những công dân tự xưng là “nhà báo” đã vi phạm pháp luật, như: Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Đường Văn Thái,… rồi kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp báo chí, bảo đảm các nhà báo không bị cầm tù hoặc bị sách nhiễu hay không được hoạt động báo chí là hoàn toàn phi lý, thiếu cơ sở. Hành động “đội lốt” cái gọi là đấu tranh cho nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Việt Nam cần bị vạch trần, lên án, bác bỏ./.

Không có nhận xét nào: