Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Thực tiễn Lễ Giáng sinh ở Việt Nam bác bỏ mọi xuyên tạc

 

Thực tiễn Lễ Giáng sinh ở Việt Nam bác bỏ mọi xuyên tạc

          Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài…) song hành cùng các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Công giáo, Phật giáo, Tin lành…), các tôn giáo luôn luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tôn giáo có đức tin và hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi thức tôn giáo riêng, là đặc trưng để phân biệt tôn giáo này với tôn giáo khác, song các tôn giáo vẫn có điểm tương đồng: họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Và, những giá trị đạo đức của tôn giáo như bác ái, từ bi, nhân nghĩa,… rất phù hợp với đạo đức của truyền thống dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Biển người đổ về Nhà thờ lớn TP. Hồ Chí Minh
trong đêm noel (Ảnh sưu tầm: Huongsenviet.com)

Cùng với những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú. Nếu trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo; thì ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội, như: Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh, v.v. Riêng Lễ Giáng sinh hay còn gọi là Noel của đạo Công giáo là dịp để các chức sắc, nhà tu hành và những con chiên tưởng niệm, hân hoan chào đón thời khắc Chúa Jesu ra đời. Trước ngày Giáng sinh, các tín đồ trang trí nhà cửa, hang đá thật đẹp để chào đón Chúa ra đời. Trong đêm Giáng sinh, cộng đoàn tín đồ tập trung về nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện, hát ca mừng Chúa Giáng sinh.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam thường diễn ra từ tối 24 đến hết ngày 25/12, là thời điểm để mọi người có thể đi lễ, vui chơi, tặng quà và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Tại Việt Nam, Lễ Noel không chỉ dành cho những người theo đạo Thiên Chúa mà giờ đây đã trở thành dịp vui chơi của nhiều người, nhất là với giới trẻ. Lễ Noel dần dần trở thành một sinh hoạt cộng đồng. Trong đêm Giáng sinh, người theo đạo vẫn thực hành những nghi thức, nghi lễ truyền thống của đạo Công giáo còn người ngoại đạo tập trung đi xem lễ. Trong đêm Noel, trẻ con háo hức chờ đợi để được Ông già Noel tặng quà; nhiều gia đình rủ nhau mở tiệc liên hoan, bạn bè tổ chức gặp mặt uống cà phê, ca hát, các bà, các chị cùng nhau đi mua sắm (hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại thường mở các đợt khuyến mãi trong dịp Giáng sinh). Cũng trong dịp Lễ Giáng sinh, các cô gái, chàng trai không bỏ lỡ thời cơ thể hiện tình cảm, hẹn hò, tìm những quà tặng độc đáo dành cho người mình yêu, v.v. Qua đó, góp phần tạo nên một bức tranh đa sắc màu về tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân.

Một điều đặc biệt trong dịp Lễ Giáng sinh năm 2023 tại Việt Nam, là: Tòa thánh Vatican vừa công bố Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Tòa Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam. Việc Tổng Giám mục Marek Zalewski trở thành Đại diện thường trú đầu tiên của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, đồng thời tăng cường hơn nữa trao đổi giữa Việt Nam và Tòa thánh. Thực tiễn đó phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, vu cáo Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo”./.

Diễm Thi hãy dừng ngay những trò hề công kích lố bịch này đi

 

“Vụ Việt Á” đã và đang được các cơ quan chức năng xử lý một cách rốt ráo. Ngay từ đầu đợt dịch thứ 4 bùng phát, khi công cuộc phòng chống dịch bệnh đang hết sức khẩn trương, khi có ý kiến phản ảnh về việc giá cả về kit test xét nghiệm của Việt Nam đắt hơn nước ngoài… thì Trung ương Đảng và Chính phủ đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và khẳng định: “Nếu cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai và không có vùng cấm”. Chính sự chỉ đạo rốt ráo ấy mà những kẻ sai phạm bị đưa ra ánh sáng bắt đầu từ Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt cùng các đồng phạm. Với sự quyết liệt đó, cho đến nay cơ quan chức năng đã khởi tố khoảng 70 cá nhân và một số tổ chức vi phạm, trong đó có những cán bộ cao cấp như ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Chưa có vụ án nào mà Đảng ta xử lý nhanh, mạnh và quyết liệt như vậy. Cùng với “đại án” chuyến bay giải cứu thì “đại án” kit test Việt Á luôn nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Có thể thấy đây là hai vụ án “vô tiền khoáng hậu” bởi số lượng bị can lớn liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương lại diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, khi cả nước đang căng mình chống dịch thì các bị can lại móc ngoặc với nhau để trục lợi trên xương máu của đồng bào. Hành động của những người này đi ngược lại đạo đức xã hội, trái với ý Đảng, ngược với lòng dân, vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Do đó việc xử lý nghiêm minh những người phạm tội là điều được nhân dân hết sức mong chờ.

Lợi dụng sự chú ý của dư luận, sau khi kết luận điều tra được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đưa ra, các hội, những thành phần khoác áo “dân chủ” đã nhanh chóng lợi dụng, xuyên tạc, đưa ra nhiều thông tin sai trái. Chúng tiếp tục vu khống cho rằng: “Việt Nam càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng lộng hành”, “tham nhũng là do thể chế chính trị sinh ra nên Việt Nam sẽ không bao giờ loại bỏ được tham nhũng”. Một số kẻ khác lại tung hỏa mù bằng luận điệu: ““trùm cuối” trong vụ Việt Á sẽ không bao giờ được hé lộ”, “Đảng Cộng sản không thật tâm chống tham nhũng. Tham nhũng chỉ là tranh giành quyền lực”, “các đồng chí bị lộ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, tức là phần “không may” nổi lên trên của một hệ thống tham nhũng nhung nhúc dày đặc”… Dĩ nhiên, cái đích cuối cùng mà những “nhà dân chủ” hướng đến vẫn là yêu cầu Việt Nam phải “thay đổi thể chế chính trị”, “phải đẩy mạnh dân chủ bằng cách chấp nhận đa nguyên, đa đảng”. Theo thông tin ngày 03/01/2024, Tòa án Nhân dân Thành Phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị can, bị cáo liên quan đến Việt Á, phiên tòa dự kiến diễn ra trong 20 ngày. Lập tức gạch đá và rác rưởi của những kẻ chống phá lại được tung ra. Trong một bài viết trên mạng xã hội có tên: “Trách nhiệm lãnh đạo cao nhất của TBT Nguyễn Phú Trọng trong vụ Việt Á ở đâu?” của Diễm Thi đã tung ra những luận điệu công kích công cuộc phòng chống tham nhũng, xuyên tạc công tác chống đại dịch Covid của Đảng, Nhà nước do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

Thứ nhất, kẻ mang bút danh Diễm Thi dẫn lời kẻ phản phúc Nguyễn Huy Vũ cho rằng: “Với những sai lầm trong vụ Việt Á làm chết rất nhiều người như vậy, ông tổng bí thư đúng ra phải bị kỷ luật, thay thế, và bị điều tra cho những hoạt động lãnh đạo chính sách của mình”. Trước hết, phải khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định: Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trụ cột trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đây là yêu cầu tất yếu, khách quan, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Vì vậy, phải kiên quyết, kiên định, kiên trì, đấu tranh trực diện, không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực; bảo đảm “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”. Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” vừa xuất bản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một việc làm cần thiết, tất yếu, là một xu thế không thể đảo ngược”… Đồng chí Tổng Bí thư đã cương quyết chỉ đạo: Phải tiến hành thật kiên quyết, kiên trì, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Ai ngại đấu tranh, không làm được thì đứng sang một bên…Ai cũng hiểu rằng, ở nước ta hiện nay người lãnh đạo đi đầu trong việc tuyên chiến với tham nhũng, tiêu cực và thường xuyên gióng lên tiếng trống xung trận chống “giặc nội xâm” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Quyết tâm, sự gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định từ những ngày đầu của nhiệm kỳ Đại hội XI: “Đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, cần sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên và đặc biệt là cán bộ chủ trì phải gương mẫu đi đầu”. Thực tế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều nhận rõ và vô cùng kính phục sự gương mẫu đi đầu, tinh thần kiên quyết, kiên trì và những chỉ đạo sáng suốt, hiệu quả trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của Tổng Bí thư. Trên cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn có quyết tâm chính trị rất cao và đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá, gắn liền giữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Sự mẫu mực và ý chí “tuyên chiến” với tham nhũng, tiêu cực của người đứng đầu Đảng, của Trung ương đã lan tỏa trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta với tinh thần “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”; đẩy lùi hiện tượng “trên nóng dưới lạnh”. Kết quả là nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã bị phát hiện, xử lý nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn. Nhưng có lẽ chính vì thế người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam -Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm “phiền lòng” nhiều kẻ chống phá nhưng nhân danh yêu nước, chúng tập trung công kích, thậm chí bôi nhọ cá nhân ông là điều dễ hiểu.

Thứ hai, kẻ mang bút Diễm Thi quy chụp rằng: “Nếu ĐCS tự hào với những cái gọi là thành tựu của họ đối với đất nước thì, một cách công bằng, họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với các sai lầm và tang thương họ đã làm với dân tộc. Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng lớn của quốc gia. ĐCS với tư cách là đảng cầm quyền, chịu trách nhiệm đối với tất cả các chính sách chống dịch”. Cần khẳng định ngay rằng đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, chưa có tiền lệ, không chỉ riêng ở Việt Nam. Không thể quy chụp, đổ lỗi theo kiểu nói lấy được, vô căn cứ rằng: “ĐCS với tư cách là đảng cầm quyền, chịu trách nhiệm đối với tất cả các chính sách chống dịch”. Thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 thì Việt Nam gặp vô cùng khó khăn trong tình huống dịch bệnh chưa có tiền lệ, không dự báo được tình hình, khả năng lây lan rất nhanh và độc lực mạnh của virút cũng như hậu quả của việc nhiễm bệnh. Không có vắcxin, thậm chí có tiền cũng không mua được vắcxin, thiếu kit xét nghiệm, hệ thống y tế không thể đáp ứng trong điều kiện khẩn cấp do đại dịch gây ra, các hoạt động sản xuất bị đình trệ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi số người bị nhiễm và số ca tử vong tăng nhanh hàng ngày, gây ra những lo ngại lớn trong xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam đã vượt qua tất cả với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng, chung tay góp sức của người dân, doanh nghiệp; sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế và điều quan trọng là sự đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng. Việt Nam đã kiểm soát thành công đại dịch, đưa đất nước về trạng thái bình thường mới, từng bước phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội và trở thành một trong những nước “đi sau nhưng về trước” về phòng chống dịch, mở cửa các hoạt động kinh tế xã hội trong nước từ  tháng 11-10/2021 và mở cửa với quốc tế từ 15/3/2022. Theo thống kê, Việt Nam có tổng số 11.624.080 ca bị nhiễm Covid, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng nếu tính tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân thì Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Còn về số ca tử vong/1 triệu dân thì Việt Nam đứng thứ 141/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng xếp hạng trên cho thấy số người bị nhiễm và số ca tử vong do Covid ở Việt Nam không hề lớn như nhiều người lầm tưởng.

Những thành công của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 được Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam thay mặt cho các tổ chức quốc tế phát biểu tại hội nghị, đánh giá cao. Bà khẳng định Việt Nam đã ứng phó rất quyết liệt và hiệu quả để đẩy lùi đại dịch Covid. Nhờ có sự tham gia nhiệt tình của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ nhân viên y tế tận tâm và trình độ cao, với vai trò quan trọng của chính phủ, Việt Nam đã phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhất trong khu vực. Cách thức ứng phó với đại dịch Covid-19 của Việt Nam đã trở thành hình mẫu tham khảo cho nhiều quốc gia trên nhiều phương diện.

Tuy những thành công của Việt Nam trong việc khống chế đại dịch Covid cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một số vụ việc tiêu cực diễn ra trong thời gian đại dịch, đặc biệt là vụ Việt Á và vụ các chuyến bay giải cứu, nhưng những điều đó không thể làm lu mờ hoặc làm cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về những thành công chung của đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch Covid. Hình ảnh của những bác sĩ, nhân viên y tế quên mình cứu chữa bệnh nhân, của những chiến sĩ quân đội, công an nhân dân ngày đêm bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, của những cán bộ tại địa bàn dân cư đi “từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm tình hình dịch bệnh… sẽ mãi mãi là những hình ảnh đẹp trong lòng mọi người dân, là biểu hiện cho sức mạnh của hệ thống chính trị, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần tương thân tương ái và những truyền thống tốt đẹp khác của người Việt Nam.

Bởi thế, việc Diễm Thi và các thế lực chống phá tiếp tục thông tin một chiều, thiếu khách quan về cái mà chúng gọi là “thất bại” của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 không thể nào lấp liếm rồi đánh lừa được dư luận trước sự thật rõ ràng và những đánh giá khách quan của cộng đồng quốc tế về những thành công của Việt Nam trong thời gian qua. Thế nên những chiêu trò rêu rao xuyên tạc thô thiển này của Diễm Thi nên dừng lại đi, đừng tiếp tục diễn trò cười cho thiên hạ nữa!./.

Đào Tăng Dực lại bày trò xuyên tạc

 

Đào Tăng Dực lại bày trò xuyên tạc


Vừa qua, Đào Tăng Dực đăng bài “Sự tàn ác vô giới hạn” trên “Thongluan-rdp” để xuyên tạc giá trị Hiến pháp năm 2013. Là một công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi đọc bài này, tôi cảm thấy bất bình và cho rằng Đào Tăng Dực là một kẻ mơ hồ, ấu trĩ về chính trị, nên mới hồ đồ đưa ra những luận điểm vô căn cứ, phiến diện, bóp méo sự thật  để phủ nhận giá trị của bản Hiến pháp năm 2013.

Như chúng ta đã biết, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện chính trị – pháp lý quan trọng nhất của một quốc gia dân tộc, đó là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Hiến pháp phản ánh ý chí, nguyện vọng, lợi ích của toàn dân tộc. Chúng ta không phủ nhận việc xây dựng Hiến pháp trên cơ sở học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia – dân tộc khác, nhưng chúng ta không thể chấp nhận sự áp đặt một mô hình Hiến pháp nào đó cho mình. Xây dựng và hoàn thiện Hiến pháp Việt Nam cần dựa vào chính kinh nghiệm lịch sử, những thành quả của cách mạng của dân tộc, những giá trị mà chúng ta phải bảo vệ. Trên tinh thần đó Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa các Hiến pháp trước đồng thời hướng tới đáp ứng sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. Mặt khác, cũng như các quốc gia khác, Hiến pháp phải được thông qua theo nguyên tắc dân chủ tập trung bởi những đại biểu hợp hiến. Hiến pháp không xây dựng bởi những góp ý, “gợi ý”, bình luận của nhóm này, bloger kia, nhà khoa học khác. Bởi vậy, những tuyên bố, của nhóm này, cá nhân kia đối với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là không có giá trị về mặt chính trị, pháp lý và đạo lý.

Trong bài viết Đào Tăng Dực còn đưa ra các tiêu chuẩn mới về luật hiến pháp nhằm áp dụng cho Việt Nam, trong đó có tiêu chuẩn đòi “đa nguyên chính trị và thể chế đa đảng”, đồng thời phê phán Điều 4 Hiến pháp năm 2013 vi phạm tiêu chuẩn đa nguyên đa đảng. Đây là một phán xét sằng bậy, vô căn cứ, mục đích cuối cùng là nhằm xóa bỏ Điều 4 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và hướng lái chúng ta xây dựng nhà nước ta theo chế độ cộng hòa tổng thống với thể chế tam quyền phân lập… Đây là điều mà chúng ta không thể chấp nhận.

Trong Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Về mặt chính trị, những nội dung trong Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa nhận thức về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Về mặt xã hội, nội dung này “làm rõ hơn bản chất, vai trò và trách nhiệm của Ðảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, cụ thể:

Một là, tiếp tục khẳng định sứ mệnh lịch sử và vị thế lãnh đạo nhà nước và xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai là, luôn khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà còn là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; khẳng định sự thừa nhận của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đặt Đảng ở vị trí phải phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa để xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.

Do vậy, chúng ta không cho phép Đào Tăng Dực hay bất cứ tổ chức, cá nhân nào xuyên tạc, cản trở việc thực hiện hoặc thoái thác trách nhiệm tuân thủ Hiến pháp. Mọi người cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc giá trị Hiến Pháp năm 2013 của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân trong mọi tình huống./.

LOA MÓP VOA LẠI “GÀO THUÊ”, “KHÓC MƯỚN”!

 

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp, đây là một dấu mốc lịch sử mới, đưa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Một trong những kết quả đó là “hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, trên nguyên tắc tôn trọng với nhau, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình”.

Đi ngược với lợi ích quốc gia, dân tộc, các kênh truyền thông, trang mạng xã hội thiếu thiện chí với Việt Nam, cùng các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm mọi cách xuyên tạc về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta. Điển hình, trang “Votiengviet” tán phát bài: “Tập Cận Bình ở Hà Nội: Hai bên nhất trí về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’; giới bất đồng phản đối”. Trong bài viết, cái loa móp VOA lại cố tình “gào thuê”, “khóc mướn” cho những kẻ phản động, chống cộng cực đoan như JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Hồng Hiệp và một số Bloger, Facebooker tự xưng là nhà “hoạt động dân chủ”, nhà “báo tự do”, “chuyên gia về các vấn đề chính trị và chiến lược của Việt Nam”. VOA dễ dãi trích dẫn, đăng những nhận định võ đoán, vô căn cứ cùng với lời bình luận tiêu cực về công tác đối ngoại của Việt Nam nói chung và chuyến thăm cấp cao Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nói riêng. VOA trích lời JB Nguyễn Hữu Vinh: “tôi phản đối rước giặc vào nhà”, “tôi tỏ thái độ bất bình về chuyện rước giặc vào nhà”, “đường lối ngoại giao cây tre” của Việt Nam là “thực dụng nhưng không khôn ngoan”, rồi lớn tiếng “cảnh báo” về “bẫy nợ” của Trung Quốc. Hay trích lời Lê Hồng Hiệp: “Sự mất lòng tin của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng sâu sắc”, “người dân Việt Nam chấp nhận “chung vận mệnh” với Trung Quốc là rất ít hoặc không có”.

Vậy, VOA có biết JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Hồng Hiệp là ai? Chúng đang ở đâu, cơ sở nào mà biết người dân Việt Nam phản đối và mất lòng tin vào đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước? Chúng đã đóng góp, cống hiến gì cho đất nước Việt Nam hay chỉ là những kẻ phản động, chống phá? Chúng coi đất nước Việt Nam là “nhà mình” thì tại sao lại “ném đá”, “bôi nhọ” nhà mình và hành xử theo kiểu “cắn càn” như thế? Từ lâu, ai cũng biết rõ: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), nhất là kênh Tiếng Việt luôn nhân danh tự do báo chí, tự do ngôn luận để vi phạm một cách trắng trợn, xuyên tạc, bịa đặt, bình luận tiêu cực, truyền bá luận điệu vu cáo, vu khống và tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động chống phá Việt Nam. Mặc dù là kênh truyền thông nhưng VOA không hề dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí là sự thật, nhất là việc tôn trọng sự thật khách quan một cách tuyệt đối, toàn vẹn. Rõ ràng, sự thật ẩn giấu đằng sau những nội dung, ngôn từ giật gân, câu khách, gây sự chú ý của VOA là những thủ pháp ẩn chứa thông điệp kích động, chống phá, hằn học, gièm pha,… hết sức phi lý nhằm chống phá Việt Nam, nhất là đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta. Việc đồng loã, cổ suý, tâng bốc những kẻ vi phạm pháp luật, phản quốc hại dân vốn không phải là trò gì mới mẻ mà chỉ là “bổn cũ soạn lại” của các thế lực xấu. Sự lặp đi lặp lại chiêu bài này phơi bày bản chất, tâm địa của các cá nhân, tổ chức luôn lớn tiếng rêu rao các mỹ từ “dân chủ”, “nhân quyền” thực chất như thế nào, đồng thời cũng cho thấy sự yếu thế, “gà què ăn quẩn” của những kẻ chống phá.

Những kiểu lợi dụng truyền thông, nhân danh tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách trắng trợn, tinh vi, có hệ thống như VOA cần phải bị phê phán thích đáng, bất kể chúng ở đâu, nói về vấn đề gì đi chăng nữa. Chỉ một lẽ đơn giản, sự thật cần phải được đề cao, bảo đảm và tôn trọng một cách trọn vẹn. Kết quả, thành tựu đường lối ngoại giao đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là thực tiễn sinh động và minh chứng hùng hồn bác bỏ luận điệu xấu xa của VOA và các thế lực thù địch phản động. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo không bị “mắc bẫy truyền thông” mà VOA giăng ra để không loan tin không công cho chúng. Đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi mưu mô, thủ đoạn của VOA, bởi đây là địa chỉ đội lốt truyền thông, sẵn sàng tung tin giả, tin vịt và không đáng tin cậy./.

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc

 

Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa nhất trí thông qua nghị quyết lấy Tết Nguyên đán làm ngày nghỉ của Liên hợp quốc.


Chiến sĩ Tàu Trường Sa 19 – Vùng 2 Hải quân chuyển hoa mai, hoa đào từ đất liền ra tặng các nhà giàn DK1. Ảnh minh họa

Sau khi nghị quyết được thông qua, Đại biện lâm thời Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc Đới Binh cho biết, Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của Trung Quốc. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng coi Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ theo luật định. Hiện có khoảng 1/5 dân số thế giới đón Tết Nguyên đán với nhiều hình thức khác nhau.Với nghị quyết này, Tết Nguyên đán sẽ chính thức trở thành ngày nghỉ trong lịch họp của Liên hợp quốc kể từ năm 2024. Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 thông qua ngày 22/12 (giờ địa phương).

Theo quan chức này, việc Trung Quốc thúc đẩy Tết Nguyên đán trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc là một hành động nhằm thực hiện Sáng kiến ​Văn minh toàn cầu, đề xướng tôn trọng đa dạng văn minh thế giới.

Ông cho rằng, việc Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ của Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh trên thế giới, thể hiện quan điểm giá trị văn hóa đa nguyên, bao trùm của Liên hợp quốc.​

Được biết, ngoài những ngày nghỉ lễ quan trọng theo luật định của nước chủ nhà, Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể thông qua nghị quyết chỉ định các ngày lễ được tổ chức rộng rãi trên thế giới làm ngày nghỉ của Liên hợp quốc, để tránh sắp xếp các hoạt động hội họp vào ngày này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc hàng năm đều gửi lời chúc tới toàn thể người dân các nước đón Tết Nguyên đán trên thế giới./.

Tùng Phong bày trò xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung và Việt – Mỹ

 

Thời gian qua, nhất là những tháng cuối năm 2023 này, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã diễn ra sôi động với nhiều nhà lãnh đạo, nguyên thủ các nước trên thế giới đến thăm chính thức Việt Nam như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Mông Cổ, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Australia… và gần đây nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến thăm của Thủ tướng Campuchia Hun Manet. Cùng với đó, nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng tiến hành những cuộc thăm, làm việc cấp Nhà nước tới Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…Trước, trong và sau các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm cách xuyên tạc về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nói chung, xuyên tạc về công tác đối ngoại của ta với các nước có lãnh đạo, nguyên thủ đến thăm nói riêng. Đặc biệt là chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam của hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia đứng đầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc đã làm tốn khá nhiều giấy mực của những thành phần cơ hội chính trị, thế lực thù địch, nhiều luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đã được tung ra. Đáng chú ý, các thế lực thù địch, phản động thường tìm cách cường điệu hóa khi đặt Việt Nam trong mối quan hệ với những cường quốc, từ đó đưa ra quan điểm “khuyên” Việt Nam nên chọn theo nước này, chống nước kia và ngược lại; thậm chí còn “khuyến cáo” Việt Nam nên bỏ chính sách đối ngoại “bốn không” để nghiêng về phương Tây, gắn với thực hiện “dân chủ hóa Việt Nam”, xem đây là giải pháp để “bảo toàn chủ quyền lãnh thổ”. Từ đó cổ súy, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, làm “ngòi nổ” để truyền bá tư tưởng chống đối, gây chia rẽ, kỳ thị về ngoại giao, gây sự hiểu nhầm đối với người dân trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Có thể thấy, không riêng gì chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hay chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden mà nhiều chuyến thăm của lãnh đạo, nguyên thủ các quốc gia khác đến Việt Nam cũng bị các thế lực thù địch, các tổ chức, phần tử phản động lưu vong xuyên tạc, bóp méo.

Trong một bài viết trên mạng xã hội mang tên: “Việt Nam trong MỐI ‘TÌNH TAY BA’ Việt – Mỹ – Trung” của một kẻ có bút danh Tùng Phong, kẻ này gọi chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc là: “Chuyến tuần thú phương Nam của “Hoàng đế Đỏ” Tập Cận Bình” và đưa ra kiểu “thông điệp” rằng: “Việt Nam trước ngã ba lịch sử”. Có lẽ cần nói ngay, mở đầu bài viết mà Tùng Phong đã tung ra luận điệu này thì chính Y đã hiện lên trong mắt người dân Việt Nam và những người hiểu biết trên thế giới là một kẻ đểu cáng và rất lỗi thời, lạc hậu về thông tin. Ở thời đại ngày nay, mọi quốc gia lớn nhỏ đều được tôn trọng, huống hồ Việt Nam – một quốc gia đang ngày càng khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian qua rất nhiều lãnh đạo quốc gia đến thăm Việt Nam và ngược lại các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng liên tục có những chuyến thăm cấp nhà nước đến nhiều quốc gia từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây… Chuyến thăm Trung Quốc năm 2022 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam năm nay của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là để khẳng định và làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” vốn đã được xác định từ 70 năm về trước, sao có thể gọi là “Việt Nam trước ngã ba lịch sử”? Chưa hết, trong bài viết, Tùng Phong còn tung ra những luận điệu, suy diễn hết sức đều cáng: “Thế đối trọng “chiến lược, toàn diện” hay ‘mối tình tay ba’ Việt Mỹ Trung?”: “Tuy vậy, thực khó nói về mối quan hệ tay ba Việt – Mỹ – Trung sẽ tiến triển ra sao khi “nàng Kiều Việt Nam” cùng lúc hẹn hò với cả chàng cowboy Mỹ giàu có trong khi vẫn mắc kẹt với mối quan hệ nhiều oan trái với ông chồng Trung Quốc thâm hiểm và tham lam”. Rõ ràng đây là một thứ suy diễn vớ vẩn, đều cáng bởi nếu coi quan hệ Việt – Mỹ – Trung là “mối tình tay ba” thì cái thế giới này sẽ loạn về các “mối tình”. Nên nhớ, Việt Nam quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ nhưng Việt Nam vẫn công khai phản đối Mỹ cấm vận Cuba ở LHQ. Việt Nam có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc nhưng Việt Nam vẫn liên tục phản đối đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc và những hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông. Vấn đề là Việt Nam đã và đang xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đừng đưa ra những ngôn ngữ đầu đường, xó chợ Tùng Phong nhé!

Cần khẳng định rằng, xử lý mối quan hệ với các nước lớn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia đang phát triển, với vị trí địa – chiến lược trọng yếu, Việt Nam cần điều tiết khéo léo và hài hòa trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ góp phần giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ và trên biển, cùng chung ý thức hệ và có quan hệ lịch sử lâu đời. Trung Quốc là một “người khổng lồ” với tư duy bành trướng lãnh thổ, từ các triều đại phong kiến đã nhiều lần xâm lược Việt Nam. Hiện nay,vấn đề tồn tại lớn nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp trên biển Đông. Trong tổng thể chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Việt Nam không là quốc gia có vai trò quan trọng như các nước lớn, nhưng các chính sách đối ngoại nhằm nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc đều có sự hiện diện của Việt Nam. Trung Quốc đang thúc đẩy Việt Nam cụ thể hóa chủ trương kết nối sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” với “Vành đai con đường – BRI”; tham gia “Cộng đồng chung vận mệnh”, đưa Việt Nam vào tập hợp lực lượng do Trung Quốc dẫn dắt, tạo hiệu ứng lan tỏa trong khu vực. Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc trên tinh thần “Láng giềng tốt”, “Bạn tốt”, “Đồng chí tốt”, “Đối tác tốt”. Việt Nam và Trung Quốc giờ đây cùng xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai“. Việt Nam ủng hộ 3 sáng kiến ​​toàn cầu nổi tiếng của Trung Quốc, đó là “Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu”, “Sáng kiến ​​Văn minh Toàn cầu” và “Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu”, tất cả đều hướng tới mục tiêu phát triển hòa bình, tiến bộ, bền vững của nhân loại. Đồng thời Việt Nam cũng luôn khẳng định phương trâm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam thực hiện chính sách “bốn không”, không chọn bên.

Còn Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ đặc biệt, đi lên từ hai nước “cựu thù”, hàn gắn vết thương chiến tranh, gác lại quá khứ. Hiện nay, sự lớn mạnh của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải xuất hiện nhiều hơn ở khu vực để bảo vệ lợi ích của các nước đồng minh.Trong tính toán chiến lược của Mỹ, Việt Nam có vị trí địa -chiến lược là nhân tố quan trọng góp phần duy trì thế cân bằng ở khu vực. Mỹ đưaViệt Nam vào vị trí ưu tiên trong tổng thể chính sách khu vực châu Á -Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tháng 11-2017, Tổng thống Mỹ đã chọn Đà Nẵng, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC, để lần đầu tiên công bố về “Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Việt Nam được đề cập trong Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ (tháng 12-2017) như một đối tác kinh tế và an ninh ngày càng tăng của Mỹ bên cạnh Indonesia, Malaysia và Singapore. Báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được công bố tháng 6-2019 xác định “Mỹ đang ưu tiên các mối quan hệ mới với Việt Nam, Indonesia và Malaysia- những quốc gia chủ chốt trong ASEAN” và “Bộ Quốc phòng Mỹ đang xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam dựa trên các lợi ích và nguyên tắc chung”. Hiện nay Việt Nam và Mỹ đã là quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện.” Trong bối cảnh này, việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện” sẽ mở ra những cơ hội mới giúp Việt Nam trở thành một một đối tác tiềm năng, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm các loại công nghệ cao như bán dẫn và quá trình chuyển đổi số.  “Ngoại giao cây tre” không phải là một khẩu hiệu để đối phó tình huống trong quan hệ với các nước lớn nhằm “cân bằng” hay “đu dây” như giọng điệu rêu rao của những thành phần bất mãn, chống phá. Đó còn là một chiến lược nhất quán để “đa dạng hóa và đa phương ha” quan hệ.

Với vị trí địa lí, lịch sử và tình hình quan hệ quốc tế nhiều thăng trầm, phức tạp hiện nay, có thể nói xử lý mối quan hệ với các nước lớn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia đang phát triển. Xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Có thể thấy, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam để hai nước nâng cấp ngoại giao song phương lên “Đối tác chiến lược toàn diện” vào đầu tháng 10/2023 và chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây để làm sâu sắc hơn quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước và xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai” là những thắng lợi to lớn của đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tất nhiên rồi, các thế lực thù địch, những con buôn chính trị như Tùng Phong đã quá cay cú nên luôn tung ra những luận điệu này khác để xuyên tạc, bôi nhọ chúng ta là điều dễ hiểu. “Chó cứ sủa, đoàn người vẫn tiến lên”, hãy nhớ nhé, Tùng Phong!./.

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC


Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo; quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, Trung Quốc-Việt Nam là ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của mỗi nước. Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được củng cố, phát triển, vì lợi ích của mỗi nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới.

Vậy mà, nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 13-12-2023 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động ra sức xuyên tạc, phá hoại mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống đang diễn ra rất tốt đẹp giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Trên trang “Baotiengdan”, kẻ tự xưng Trương Nhân Tuấn đã đưa ra những luận điệu hết sức phản động, như: “Việt Nam tự nguyện rập khuôn Trung Quốc; Việt Nam là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc”Trương Nhân Tuấn còn rất hỗn xược khi cho rằng: “Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc; Việt Nam là một “chư hầu” thời hiện đại của Trung Quốc”. Thực chất, đây là những luận điệu hoàn toàn sai sự thật, cố ý kích động hòng gây ra sự hoài nghi và hoang mang trong dư luận xã hội, hạ thấp vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam với Trung Quốc; kích động, lôi kéo những người thiếu hiểu biết và các phần tử bất mãn chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần tỉnh táo và cảnh giác để không bị mắc mưu của kẻ xấu.

Như chúng ta đã biết, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 18/01/1950; năm 1999, hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và xác định khuôn khổ quan hệ: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai; năm 2000, hai nước ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; năm 2004, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam; năm 2005, xác định mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là: Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt; năm 2008, hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc và thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc; năm 2009, ký kết 3 văn kiện về quản lý đường biên giới trên đất liền; năm 2011, ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển; năm 2016, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN; năm 2017, ký Bản ghi nhớ hợp tác về kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và con đường”.

Kể từ khi Việt Nam với Trung Quốc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đến nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm chính thức Việt Nam ba lần, vào tháng 11-2015; tháng 11-2017; tháng 12-2023. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Trung Quốc hai lần vào các năm 2015 và 2022. Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực; hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước được nâng cao; quan hệ thương mại song phương giữa hai nước phát triển vượt bậc: Năm 2008 đạt khoảng 20 tý USD; năm 2022 đạt gần 180 tỷ USD, gấp khoảng 9 lần. Hợp tác quốc phòng trở thành một trụ cột trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung và ký kết 36 văn kiện hợp tác, bao gồm: 3 văn kiện hợp tác giữa các ban của hai Đảng; 5 văn kiện hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao – quốc phòng – an ninh – tư pháp; 28 văn kiện hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, môi trường.

Những kết quả, thành công rất tốt đẹp của hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam trong những năm qua, đóng góp rất quan trọng vào khẳng định: Cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày hôm nay. Đó cũng là sự khẳng định đường lối đối ngoại, ngoại giao độc lập, tự chủ, đúng đắn của Đảng, Nhà nước, trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam”; trong đó, những kết quả nổi bật trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc là không thể phủ nhận; sự thật như đã nêu ở trên là bằng chứng đanh thép, bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống phá của các phần tử phản động như Trương Nhân Tuấn. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần đề cao cảnh giác cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động như Trương Nhân Tuấn, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên của nhân dân ta./.

BÀN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH NGÀY NAY

 

BÀN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH NGÀY NAY

 

Mạng xã hội đang xôn xao bàn tán về clip học sinh xúc phạm, ném dép cô giáo. Sự việc được xác định xảy ra tại trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương). Nguyên nhân ban đầu được cho là cô H. mâu thuẫn với học sinh lớp 6A và có lời nói tục tĩu, không chuẩn mực đạo đức của nhà giáo. Khi xảy ra sự việc, một học sinh lớp 7C dùng điện thoại quay lại và chia sẻ cho nhóm bạn đồng thời đăng tải lên mạng xã hội.

Sau đó, Trường THCS Văn Phú đã họp kiểm điểm cả giáo viên và học sinh vì hành vi thiếu chuẩn mực. Đến ngày 21/11, cô H. kiểm điểm vì "vi phạm đạo đức nhà giáo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của học sinh, ngôn ngữ, ứng xử của giáo viên chưa đảm bảo tính sư phạm, đúng mực”.

Sự việc này quả thực quá nghiêm trọng như một thứ ung nhọt trong ngành giáo dục. Đối với hành vi của cô giáo, nếu cô có hành vi khiếm nhã, nhà trường và Sở Giáo dục đào tạo của huyện cần khách quan làm rõ, có biện pháp xử lý để răn đe, giáo dục.

Tuy nhiên, đối với hành động của các em học sinh trong clip thì quả thực việc giáo dục nhân cách đối với các em đang có vấn đề trầm trọng. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò, dù là học sinh cá biệt, nghịch ngợm, lười học nhưng ở trong chừng mực nào đó họ vẫn phải “tôn sư trọng đạo”. Nhưng chứng kiến những hình ảnh trong đoạn clip của vụ việc đã dóng lên hồi chuông báo động về lễ tiết, tác phong của một người học trò.

Từ xưa đến nay, "Tiên học lễ, hậu học văn” - quan điểm giáo dục truyền thống, xem trọng việc bồi dưỡng đạo đức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho người học. Dù xã hội có phát triển tới đâu nhưng “Tiên học lễ, hậu học văn” không hề cũ mà ngược lại vô cùng cần thiết trong xã hội hiện tại. Đặc biệt, ở nhịp sống hiện đại, thế hệ trẻ đang bị chi phối bởi rất nhiều làn sóng văn hóa trên toàn cầu khiến đạo đức, nhân cách, hành vi ứng xử của nhiều bạn trẻ bị lệch lạc, méo mó.

Cho nên, nếu như ai đó vỗ về cho rằng hành động của đám học trò là do bức xúc với cô giáo thì quả thực đó là sự bênh vực mù quáng. Vì đó là hệ lụy của sự buông lỏng giáo dục, từ chính gia đình và nhà trường thiếu sự nghiêm khắc trong dạy bảo các em.


        Bác Hồ đã dạy “có tài mà không có đức là người vô dụng”, cho nên đạo đức, phẩm chất của thế hệ trẻ chính là căn nguyên cội rễ quyết định sự thành công hay thất bại của một nền giáo dục. Một xã hội chỉ thật sự phát triển khi có những cá nhân có nền tảng đạo đức tốt, thấu hiểu và lan tỏa những hành vi đẹp, nhân ái và giàu tình cảm.

Do đó, với hành vi của các em học sinh trong clip, nhà trường cần phối hợp với gia đình có biện pháp xử lý nghiêm khắc, giáo dục đến nơi đến chống, không thể để tình trạng các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường mà có hành vi hung hãn, côn đồ như vậy.

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc

 

Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa nhất trí thông qua nghị quyết lấy Tết Nguyên đán làm ngày nghỉ của Liên hợp quốc.


Chiến sĩ Tàu Trường Sa 19 – Vùng 2 Hải quân chuyển hoa mai, hoa đào từ đất liền ra tặng các nhà giàn DK1. Ảnh minh họa

Sau khi nghị quyết được thông qua, Đại biện lâm thời Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc Đới Binh cho biết, Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của Trung Quốc. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ cũng coi Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ theo luật định. Hiện có khoảng 1/5 dân số thế giới đón Tết Nguyên đán với nhiều hình thức khác nhau.Với nghị quyết này, Tết Nguyên đán sẽ chính thức trở thành ngày nghỉ trong lịch họp của Liên hợp quốc kể từ năm 2024. Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 thông qua ngày 22/12 (giờ địa phương).

Theo quan chức này, việc Trung Quốc thúc đẩy Tết Nguyên đán trở thành ngày nghỉ lễ của Liên hợp quốc là một hành động nhằm thực hiện Sáng kiến ​Văn minh toàn cầu, đề xướng tôn trọng đa dạng văn minh thế giới.

Ông cho rằng, việc Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ của Liên hợp quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh trên thế giới, thể hiện quan điểm giá trị văn hóa đa nguyên, bao trùm của Liên hợp quốc.​

Được biết, ngoài những ngày nghỉ lễ quan trọng theo luật định của nước chủ nhà, Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể thông qua nghị quyết chỉ định các ngày lễ được tổ chức rộng rãi trên thế giới làm ngày nghỉ của Liên hợp quốc, để tránh sắp xếp các hoạt động hội họp vào ngày này.

Tổng thư ký Liên hợp quốc hàng năm đều gửi lời chúc tới toàn thể người dân các nước đón Tết Nguyên đán trên thế giới./.

LOA MÓP VOA LẠI “GÀO THUÊ”, “KHÓC MƯỚN”!

 

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp, đây là một dấu mốc lịch sử mới, đưa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Một trong những kết quả đó là “hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, trên nguyên tắc tôn trọng với nhau, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình”.

Đi ngược với lợi ích quốc gia, dân tộc, các kênh truyền thông, trang mạng xã hội thiếu thiện chí với Việt Nam, cùng các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm mọi cách xuyên tạc về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta. Điển hình, trang “Votiengviet” tán phát bài: “Tập Cận Bình ở Hà Nội: Hai bên nhất trí về ‘cộng đồng chia sẻ tương lai’; giới bất đồng phản đối”. Trong bài viết, cái loa móp VOA lại cố tình “gào thuê”, “khóc mướn” cho những kẻ phản động, chống cộng cực đoan như JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Hồng Hiệp và một số Bloger, Facebooker tự xưng là nhà “hoạt động dân chủ”, nhà “báo tự do”, “chuyên gia về các vấn đề chính trị và chiến lược của Việt Nam”. VOA dễ dãi trích dẫn, đăng những nhận định võ đoán, vô căn cứ cùng với lời bình luận tiêu cực về công tác đối ngoại của Việt Nam nói chung và chuyến thăm cấp cao Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nói riêng. VOA trích lời JB Nguyễn Hữu Vinh: “tôi phản đối rước giặc vào nhà”, “tôi tỏ thái độ bất bình về chuyện rước giặc vào nhà”, “đường lối ngoại giao cây tre” của Việt Nam là “thực dụng nhưng không khôn ngoan”, rồi lớn tiếng “cảnh báo” về “bẫy nợ” của Trung Quốc. Hay trích lời Lê Hồng Hiệp: “Sự mất lòng tin của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc ngày càng sâu sắc”, “người dân Việt Nam chấp nhận “chung vận mệnh” với Trung Quốc là rất ít hoặc không có”.

Vậy, VOA có biết JB Nguyễn Hữu Vinh, Lê Hồng Hiệp là ai? Chúng đang ở đâu, cơ sở nào mà biết người dân Việt Nam phản đối và mất lòng tin vào đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước? Chúng đã đóng góp, cống hiến gì cho đất nước Việt Nam hay chỉ là những kẻ phản động, chống phá? Chúng coi đất nước Việt Nam là “nhà mình” thì tại sao lại “ném đá”, “bôi nhọ” nhà mình và hành xử theo kiểu “cắn càn” như thế? Từ lâu, ai cũng biết rõ: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), nhất là kênh Tiếng Việt luôn nhân danh tự do báo chí, tự do ngôn luận để vi phạm một cách trắng trợn, xuyên tạc, bịa đặt, bình luận tiêu cực, truyền bá luận điệu vu cáo, vu khống và tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động chống phá Việt Nam. Mặc dù là kênh truyền thông nhưng VOA không hề dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí là sự thật, nhất là việc tôn trọng sự thật khách quan một cách tuyệt đối, toàn vẹn. Rõ ràng, sự thật ẩn giấu đằng sau những nội dung, ngôn từ giật gân, câu khách, gây sự chú ý của VOA là những thủ pháp ẩn chứa thông điệp kích động, chống phá, hằn học, gièm pha,… hết sức phi lý nhằm chống phá Việt Nam, nhất là đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta. Việc đồng loã, cổ suý, tâng bốc những kẻ vi phạm pháp luật, phản quốc hại dân vốn không phải là trò gì mới mẻ mà chỉ là “bổn cũ soạn lại” của các thế lực xấu. Sự lặp đi lặp lại chiêu bài này phơi bày bản chất, tâm địa của các cá nhân, tổ chức luôn lớn tiếng rêu rao các mỹ từ “dân chủ”, “nhân quyền” thực chất như thế nào, đồng thời cũng cho thấy sự yếu thế, “gà què ăn quẩn” của những kẻ chống phá.

Những kiểu lợi dụng truyền thông, nhân danh tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách trắng trợn, tinh vi, có hệ thống như VOA cần phải bị phê phán thích đáng, bất kể chúng ở đâu, nói về vấn đề gì đi chăng nữa. Chỉ một lẽ đơn giản, sự thật cần phải được đề cao, bảo đảm và tôn trọng một cách trọn vẹn. Kết quả, thành tựu đường lối ngoại giao đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là thực tiễn sinh động và minh chứng hùng hồn bác bỏ luận điệu xấu xa của VOA và các thế lực thù địch phản động. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo không bị “mắc bẫy truyền thông” mà VOA giăng ra để không loan tin không công cho chúng. Đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi mưu mô, thủ đoạn của VOA, bởi đây là địa chỉ đội lốt truyền thông, sẵn sàng tung tin giả, tin vịt và không đáng tin cậy./.

AI MỚI LÀ KẺ BẤT KÍNH VỚI ĐỨC TIN?

 

AI MỚI LÀ KẺ BẤT KÍNH VỚI ĐỨC TIN?

 

Những ngày cuối của tháng 11 vừa qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Nghệ An phối hợp với Linh địa Trại Gáo - Đền thánh Antôn thuộc Giáo phận Vinh tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình sân bóng chuyền và bộ dụng cụ thể dục, thể thao ngoài trời. Nhân chuyện công trình đại đoàn kết, ấm tình quân dân của lực lượng quân đội dành cho các giáo dân tại Trại Gáo, Nghệ An bị Đặng Hữu Nam công công kích, tô rồng vẽ phượng để gây ra sự mâu thuẫn lương - giáo xin có mấy ý kiến như sau:

Hành động đẹp giữa Quân và dân (cụ thể là các giáo dân) thể hiện sự đoàn kết của dòng máu Việt mà không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Việc làm này tô thắm thêm truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vì vậy, bất kỳ hành động nào gây ra xúc phạm, mất tôn trọng đối với người khác về đức tin như những gì Đặng Hữu Nam đang làm chỉ làm tăng nguy cơ xung đột, mâu thuẫn mất đoàn kết lương - giáo. Chẳng nhẽ Nam không hiểu gieo rắc hận thù và mâu thuẫn chỉ tạo ra khoảng cách giữa chúng ta, trong khi sự hiểu biết và chấp nhận giúp chúng ta xây dựng cầu nối vững chắc giữa các tín ngưỡng khác nhau.

Cần hướng đến một môi trường đoàn kết Lương - Giáo mà thông qua sự tôn trọng và lòng hiểu biết, chúng ta mới có thể tạo ra một dân tộc vững mạnh, nơi mà mọi người có thể chung sống hòa thuận bên nhau thay vì sự kích động, hận thù. Giáo - Lương đều là một nhà, đâu phải khác biệt nhau mà tìm cách chia năm, sẻ bảy? Đừng lợi dụng sự việc trên để kích động, đừng làm mâu thuẫn, mất đoàn kết nhé Hữu Nam.