Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Tùng Phong bày trò xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung và Việt – Mỹ

 

Thời gian qua, nhất là những tháng cuối năm 2023 này, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã diễn ra sôi động với nhiều nhà lãnh đạo, nguyên thủ các nước trên thế giới đến thăm chính thức Việt Nam như Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Mông Cổ, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Australia… và gần đây nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến thăm của Thủ tướng Campuchia Hun Manet. Cùng với đó, nhiều lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng tiến hành những cuộc thăm, làm việc cấp Nhà nước tới Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…Trước, trong và sau các chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm cách xuyên tạc về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta nói chung, xuyên tạc về công tác đối ngoại của ta với các nước có lãnh đạo, nguyên thủ đến thăm nói riêng. Đặc biệt là chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam của hai nhà lãnh đạo của hai quốc gia đứng đầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc đã làm tốn khá nhiều giấy mực của những thành phần cơ hội chính trị, thế lực thù địch, nhiều luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đã được tung ra. Đáng chú ý, các thế lực thù địch, phản động thường tìm cách cường điệu hóa khi đặt Việt Nam trong mối quan hệ với những cường quốc, từ đó đưa ra quan điểm “khuyên” Việt Nam nên chọn theo nước này, chống nước kia và ngược lại; thậm chí còn “khuyến cáo” Việt Nam nên bỏ chính sách đối ngoại “bốn không” để nghiêng về phương Tây, gắn với thực hiện “dân chủ hóa Việt Nam”, xem đây là giải pháp để “bảo toàn chủ quyền lãnh thổ”. Từ đó cổ súy, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, làm “ngòi nổ” để truyền bá tư tưởng chống đối, gây chia rẽ, kỳ thị về ngoại giao, gây sự hiểu nhầm đối với người dân trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Có thể thấy, không riêng gì chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hay chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden mà nhiều chuyến thăm của lãnh đạo, nguyên thủ các quốc gia khác đến Việt Nam cũng bị các thế lực thù địch, các tổ chức, phần tử phản động lưu vong xuyên tạc, bóp méo.

Trong một bài viết trên mạng xã hội mang tên: “Việt Nam trong MỐI ‘TÌNH TAY BA’ Việt – Mỹ – Trung” của một kẻ có bút danh Tùng Phong, kẻ này gọi chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc là: “Chuyến tuần thú phương Nam của “Hoàng đế Đỏ” Tập Cận Bình” và đưa ra kiểu “thông điệp” rằng: “Việt Nam trước ngã ba lịch sử”. Có lẽ cần nói ngay, mở đầu bài viết mà Tùng Phong đã tung ra luận điệu này thì chính Y đã hiện lên trong mắt người dân Việt Nam và những người hiểu biết trên thế giới là một kẻ đểu cáng và rất lỗi thời, lạc hậu về thông tin. Ở thời đại ngày nay, mọi quốc gia lớn nhỏ đều được tôn trọng, huống hồ Việt Nam – một quốc gia đang ngày càng khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà thời gian qua rất nhiều lãnh đạo quốc gia đến thăm Việt Nam và ngược lại các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng liên tục có những chuyến thăm cấp nhà nước đến nhiều quốc gia từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây… Chuyến thăm Trung Quốc năm 2022 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam năm nay của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là để khẳng định và làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” vốn đã được xác định từ 70 năm về trước, sao có thể gọi là “Việt Nam trước ngã ba lịch sử”? Chưa hết, trong bài viết, Tùng Phong còn tung ra những luận điệu, suy diễn hết sức đều cáng: “Thế đối trọng “chiến lược, toàn diện” hay ‘mối tình tay ba’ Việt Mỹ Trung?”: “Tuy vậy, thực khó nói về mối quan hệ tay ba Việt – Mỹ – Trung sẽ tiến triển ra sao khi “nàng Kiều Việt Nam” cùng lúc hẹn hò với cả chàng cowboy Mỹ giàu có trong khi vẫn mắc kẹt với mối quan hệ nhiều oan trái với ông chồng Trung Quốc thâm hiểm và tham lam”. Rõ ràng đây là một thứ suy diễn vớ vẩn, đều cáng bởi nếu coi quan hệ Việt – Mỹ – Trung là “mối tình tay ba” thì cái thế giới này sẽ loạn về các “mối tình”. Nên nhớ, Việt Nam quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ nhưng Việt Nam vẫn công khai phản đối Mỹ cấm vận Cuba ở LHQ. Việt Nam có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc nhưng Việt Nam vẫn liên tục phản đối đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc và những hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông. Vấn đề là Việt Nam đã và đang xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đừng đưa ra những ngôn ngữ đầu đường, xó chợ Tùng Phong nhé!

Cần khẳng định rằng, xử lý mối quan hệ với các nước lớn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia đang phát triển, với vị trí địa – chiến lược trọng yếu, Việt Nam cần điều tiết khéo léo và hài hòa trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ góp phần giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có chung đường biên giới trên bộ và trên biển, cùng chung ý thức hệ và có quan hệ lịch sử lâu đời. Trung Quốc là một “người khổng lồ” với tư duy bành trướng lãnh thổ, từ các triều đại phong kiến đã nhiều lần xâm lược Việt Nam. Hiện nay,vấn đề tồn tại lớn nhất trong quan hệ hai nước là tranh chấp trên biển Đông. Trong tổng thể chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Việt Nam không là quốc gia có vai trò quan trọng như các nước lớn, nhưng các chính sách đối ngoại nhằm nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc đều có sự hiện diện của Việt Nam. Trung Quốc đang thúc đẩy Việt Nam cụ thể hóa chủ trương kết nối sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” với “Vành đai con đường – BRI”; tham gia “Cộng đồng chung vận mệnh”, đưa Việt Nam vào tập hợp lực lượng do Trung Quốc dẫn dắt, tạo hiệu ứng lan tỏa trong khu vực. Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc trên tinh thần “Láng giềng tốt”, “Bạn tốt”, “Đồng chí tốt”, “Đối tác tốt”. Việt Nam và Trung Quốc giờ đây cùng xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai“. Việt Nam ủng hộ 3 sáng kiến ​​toàn cầu nổi tiếng của Trung Quốc, đó là “Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu”, “Sáng kiến ​​Văn minh Toàn cầu” và “Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu”, tất cả đều hướng tới mục tiêu phát triển hòa bình, tiến bộ, bền vững của nhân loại. Đồng thời Việt Nam cũng luôn khẳng định phương trâm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam thực hiện chính sách “bốn không”, không chọn bên.

Còn Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ đặc biệt, đi lên từ hai nước “cựu thù”, hàn gắn vết thương chiến tranh, gác lại quá khứ. Hiện nay, sự lớn mạnh của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải xuất hiện nhiều hơn ở khu vực để bảo vệ lợi ích của các nước đồng minh.Trong tính toán chiến lược của Mỹ, Việt Nam có vị trí địa -chiến lược là nhân tố quan trọng góp phần duy trì thế cân bằng ở khu vực. Mỹ đưaViệt Nam vào vị trí ưu tiên trong tổng thể chính sách khu vực châu Á -Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tháng 11-2017, Tổng thống Mỹ đã chọn Đà Nẵng, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao APEC, để lần đầu tiên công bố về “Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Việt Nam được đề cập trong Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ (tháng 12-2017) như một đối tác kinh tế và an ninh ngày càng tăng của Mỹ bên cạnh Indonesia, Malaysia và Singapore. Báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được công bố tháng 6-2019 xác định “Mỹ đang ưu tiên các mối quan hệ mới với Việt Nam, Indonesia và Malaysia- những quốc gia chủ chốt trong ASEAN” và “Bộ Quốc phòng Mỹ đang xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam dựa trên các lợi ích và nguyên tắc chung”. Hiện nay Việt Nam và Mỹ đã là quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện.” Trong bối cảnh này, việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện” sẽ mở ra những cơ hội mới giúp Việt Nam trở thành một một đối tác tiềm năng, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm các loại công nghệ cao như bán dẫn và quá trình chuyển đổi số.  “Ngoại giao cây tre” không phải là một khẩu hiệu để đối phó tình huống trong quan hệ với các nước lớn nhằm “cân bằng” hay “đu dây” như giọng điệu rêu rao của những thành phần bất mãn, chống phá. Đó còn là một chiến lược nhất quán để “đa dạng hóa và đa phương ha” quan hệ.

Với vị trí địa lí, lịch sử và tình hình quan hệ quốc tế nhiều thăng trầm, phức tạp hiện nay, có thể nói xử lý mối quan hệ với các nước lớn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia đang phát triển. Xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Có thể thấy, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden theo lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam để hai nước nâng cấp ngoại giao song phương lên “Đối tác chiến lược toàn diện” vào đầu tháng 10/2023 và chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây để làm sâu sắc hơn quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước và xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai” là những thắng lợi to lớn của đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tất nhiên rồi, các thế lực thù địch, những con buôn chính trị như Tùng Phong đã quá cay cú nên luôn tung ra những luận điệu này khác để xuyên tạc, bôi nhọ chúng ta là điều dễ hiểu. “Chó cứ sủa, đoàn người vẫn tiến lên”, hãy nhớ nhé, Tùng Phong!./.

Không có nhận xét nào: