Dựa vào thông tin ngày 4/1/2024, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”, có thể nói, đây là thông tin “béo bở” để các trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng thiếu thiện chí, đối lập ý thức hệ với Việt Nam, cũng như các trang mạng phản động ở nước ngoài như Thoibao.de, RFA Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, BBC News Tiếng Việt… ra sức xuyên tạc, đăng tải nhiều thông tin sai lệch, không khách quan về tình hình tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Thoibao.de có bài “Vì sao không thể “đi tu” ở Việt Nam?” của tác giả với bút danh cái gọi là “Quang Minh”, dựa theo RFA Tiếng Việt, dẫn lời Linh mục Đặng Hữu Nam, ngày 8/01/2024, rằng “Với quan điểm của tôi về những gì diễn ra tại Việt Nam thì rõ ràng Việt Nam không có tự do tôn giáo. Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam yêu cầu tôn giáo phải đăng ký. Đó là bước không có tự do tôn giáo bởi theo Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng là quyền của con người, không phụ thuộc vào bất cứ định chế nào của xã hội. Còn với những tôn giáo đã được thừa nhận ở Việt Nam, thì hỏi có được tự do không, tôi trả lời là không. Với chế độ cộng sản vô thần thì không thể có tự do tôn giáo. Vì vậy tôi rất đồng ý với việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo”!? Cùng dàn đồng ca vô loài với Đặng Hữu Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh được RFA dẫn lời, “Sự đàn áp của chính quyền thể hiện bằng rất nhiều thủ đoạn, kể cả việc họ thành lập các tổ chức giáo hội dưới sự chi phối toàn diện của chính quyền để thay thế cho các tổ chức giáo hội được thành lập bởi chính các nhà tu hành. Đồng thời, họ đưa vào giáo hội đấy những người tu hành giả mạo để lũng đoạn, bôi nhọ và gây mất uy tín cho các tôn giáo…. Cho nên, việc chính quyền Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là hoàn toàn chính đáng và cần thiết”!? Và Hòa Thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho rằng, “Việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự do tôn giáo, theo tôi là làm vừa ý một số dư luận nói về Việt Nam vi phạm một cách liên tục và trầm trọng về vấn đề tự do tôn giáo...”!? Không biết các vị với cái gọi là linh mục, Hòa thượng, luật sư, hay nhà báo trên lấy thông tin từ đâu, hay từ chính giọng lưỡi của các vị ấy cùng đồng thanh vu cáo, xuyên tạc rằng “Việt Nam không có tự do tôn giáo”!?
Vậy thực tế tình hình tự do, tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Chúng ta đều biết, nếu bị lọt vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt, Mỹ sẽ đưa Việt Nam tiến gần hơn đến khả năng bị xếp vào danh sách “Các quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt” (Country of Particular Concern – CPC). Khi lọt vào danh sách CPC, Mỹ sẽ tiến hành các biện pháp chính thức về ngoại giao và có thể là trừng phạt kinh tế để buộc Việt Nam phải cải thiện vấn đề tự do tôn giáo. Dù chỉ là những luận điệu xuyên tạc trắng trợn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF), công bố báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo ở các nước, bao gồm Việt Nam, nhưng bản báo cáo hàng năm của USCIRF sử dụng những thông tin sai lệch hoàn toàn, thông tin thiếu thiện chí từ một số đối tượng cực đoan, các nhóm phản động người Việt Nam ở nước ngoài và những cá nhân người Việt ở trong nước có tư tưởng chống lại Đảng, Nhà nước, núp bóng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo, đồng thanh khua chiêng gõ mõ để tuyên truyền, xuyên tạc bôi nhọ, vu cáo chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam; thậm chí vu cáo Việt Nam vi phạm tự do và đàn áp tôn giáo, đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự do hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước, tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân…).
Trước tiên, phải khẳng định rằng, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. Đây là một trong những quyền cơ bản của mọi người, được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định trên nguyên tắc hiến định. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với Hiến pháp năm 2013, việc thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và hai Nghị định thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân ở Việt Nam.
Tuy nhiên, do tư tưởng định kiến với Việt Nam, các thế lực phản động, thù địch ở trong nước và ngoài nước, trong đó có USCIRF hoàn toàn thiên vị, chỉ sử dụng thông tin sai sự thật, có tính chất vu khống, xuyên tạc hoàn toàn với thực tế khách quan, vẫn bất chấp những thành tựu không thể phủ nhận của Việt Nam trong nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân để xuyên tạc trắng trợn về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. USCIRF vẫn thường xuyên sử dụng thông tin, tài liệu cũ có tính chất bịa đặt, không chính xác từ các nhóm, phái tôn giáo chưa được nhà nước công nhận cùng một số chức sắc cực đoan bất mãn với chế độ, đối lập ý thức hệ, định kiến với Đảng, Nhà nước (chẳng hạn như Linh mục Đặng Hữu Nam, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Luật sư Đặng Đình Mạnh hay Luật sư Nguyễn Văn Đài v.vv..) để đưa vào các báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu, phê phán việc thực hiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Những kẻ như trên, chúng tự cho mình quyền được khuyến khích, cổ vũ các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, không cần xin phép, đăng ký chính quyền, thúc đẩy các hoạt động “tà đạo, đạo lạ” ở các vùng sâu, vùng xa, gia tăng hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, trái pháp luật, gây bức xúc trong xã hội. Thậm chí, chúng xuyên tạc “cả Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều có những quy định nhằm hạn chế quyền tự do tôn giáo”(!?). Theo chúng, “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là “bước thụt lùi”, “bóp nghẹt tôn giáo” không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”(!?). Hơn thế nữa, chúng lợi dụng triệt để quan điểm “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” để cho rằng “tự do tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức”(!?). Chúng còn dựa vào việc các tổ chức đội lốt tôn giáo, có những hoạt động vi phạm pháp luật, đang bị chính quyền xử lý để vu khống Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp tôn giáo”, v.v…
Thực tiễn sinh hoạt tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam, hoàn toàn khác xa, trái ngược với những nhận định thiếu khách quan, mang tính định kiến, xuyên tạc trên. Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được pháp luật thừa nhận và thực thi trong thực tế; không có chuyện Nhà nước hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và cũng không có chuyện “đàn áp tôn giáo”. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của “mọi công dân” (Hiến pháp năm 1992), bằng của “mọi người” là một bước tiến rất nhân văn. Theo đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng cho cả những “người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc” và “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam”. Nhất quán với Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 ra đời với nhiều quy định mới, thông thoáng, cởi mở đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không đưa ra giới hạn nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà chỉ nghiêm cấm “xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Việc Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ thứ 2 (2023- 2025) và với những đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới là minh chứng về vị thế, uy tín của Việt Nam, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Để phản bác lại việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, chiều 11/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, khẳng định: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, cũng như quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam, cũng như được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Việt Nam lấy làm tiếc và yêu cầu Mỹ không đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Phía Mỹ cần có những đánh giá khách quan dựa trên thông tin chính xác và toàn diện về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền con người, trong đó có đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong thời gian qua…”
Như vậy, những luận điệu vu cáo, xuyên tạc cho rằng ở Việt Nam “không có tự do tôn giáo” mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cùng đám bậu xậu như: Linh mục Đặng Hữu Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Hòa Thượng Thích Không Tánh… đã từng rêu rao là vô căn cứ. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Và ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những đánh giá sai lệch vì những lý do khác nhau là ẩn sau ngọn cờ tôn giáo. Đối với Việt Nam, các thế lực cực đoan, chống đối luôn tìm mọi thủ đoạn để tách rời tôn giáo ra khỏi sự quản lý của nhà nước, cốt để dễ dàng lợi dụng các tôn giáo vào những mục đích chống phá. Thực tế cho thấy, việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây thường xuyên tổ chức các cuộc điều trần về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia “không có tự do tôn giáo” cũng chỉ nhằm mục đích tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét